Hợp tác giữa Moscow và Minsk khiến NATO lo ngại cho sườn phía bắc
Theo Wall Street Journal (WSJ), việc Nga ủng hộ "ra mặt" Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong bối cảnh các cuộc biểu tình khiến NATO lo lắng, vì mối quan hệ hợp tác giữa Minsk và Moscow đe dọa sườn đông bắc yếu ớt của liên minh.
Theo đó, WSJ nhận định, các chiến lược gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo ngại rằng nếu các căn cứ quân sự của Nga xuất hiện ở Belarus, thì trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Moscow sẽ có thể chia cắt các nước Baltic khỏi phần còn lại của khối một cách nhanh nhất.
“Việc Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày càng ủng hộ Nga khiến NATO lo lắng. Liên minh lo ngại rằng cán cân quyền lực ở sườn đông bắc yếu ớt có thể thay đổi nhiều theo hướng có lợi cho Điện Kremlin”, WSJ viết.
Quan hệ hợp tác giữa Moscow và Minsk khiến NATO lo ngại cho sườn phía bắc. (Ảnh: Reuters) |
Mới đây, các cường quốc phương Tây đã chỉ trích chính quyền ông Lukashenko vì tuyên bố ông là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi và vì việc “kìm hãm” các cuộc biểu tình trên đường phố. Đồng thời, nhiều quốc gia ở phương Tây cũng đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt chống lại Minsk.
Trong khi đó, theo WSJ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng cuộc khủng hoảng ở Belarus như một đòn bẩy gây áp lực lên ông Lukashenko, người từ lâu đã cố gắng trốn khỏi Moscow với sự giúp đỡ của EU. Đặc biệt, chính quyền ông Putin đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Belarus, bao gồm cả việc triển khai các căn cứ quân sự ở nước này.
Nếu liên doanh này thành công, quân đội Nga nếu cần sẽ có thể cắt đứt tuyến đường bộ duy nhất giữa các nước Baltic và phần còn lại của NATO. Vùng đất này được gọi là Hành lang Suwalki (Suwalki Corridor), vùng đất liền duy nhất kết nối 3 nước Baltic Lithuania, Latvia và Estonia với phần còn lại của NATO.
Được biết, Lithuania, Latvia và Estonia có đường biên giới chung trên đất liền với Nga và Belarus kéo dài 1.400 km nhưng lại chỉ được kết nối với phần còn lại của NATO qua một dải lãnh thổ hẹp của Ba Lan gọi là Hành lang Suwalki. Rộng 65 km và chỉ có hai tuyến đường bộ và một tuyến đường sắt, Hành lang Suwalki từ lâu đã là mối quan ngại sâu sắc của các lãnh đạo quân sự phương Tây và vẫn được coi là yết hầu hay tử huyệt của NATO nếu xảy ra xung đột với Nga.
“Suwalki sẽ ít đáng lo ngại hơn nhiều nếu không có quân đội Nga ở Belarus. Nếu Nga ở đó, thì chúng ta nên chuẩn bị cho những khả năng hoàn toàn khác biệt về tốc độ và sức mạnh”, Trung tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu nhận định.
“Nếu cắt đứt tuyến hành lang này cũng có nghĩa là Nga đã cô lập được 3 nước Baltic với phần còn lại của NATO mà không cần phải tốn một viên đạn. Do đó, việc bảo vệ Hành lang Suwalki trở thành nhiệm vụ cấp bách với NATO”, ông Hodges cảnh báo trước đó.
“Hành lang Suwalki sẽ thay đổi mạnh mẽ kế hoạch của chúng tôi trong việc bảo vệ vùng Baltic. Belarus như một vùng đệm với NATO”, một nhà quân sự người Litva cho biết.
“Moscow từ lâu đã muốn thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với Belarus, mặc dù nước này đã có ảnh hưởng đáng kể ở đây nhờ vào nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ, cũng như các khoản vay. Sau khi Nga can thiệp vào sự kiện Ukraine, ông Lukashenko đã từ chối yêu cầu của phía Nga về việc triển khai căn cứ không quân trên lãnh thổ Belarus. Đồng thời, nhà lãnh đạo Belarus đã có những nỗ lực nhất định nhằm làm chậm quá trình hội nhập của các lực lượng vũ trang”, WSJ trích một số tài liệu.
Theo nhà phân tích chính trị người Nga Fyodor Lukyanov: “Ông Lukashenko không còn “nguồn lực” để điều động như trước đây nữa, trong khi Nga có những đòn bẩy gây áp lực lên ông ấy nhiều hơn trước”.
Tuy nhiên, Moscow nhận ra nguy cơ ký kết quá nhiều thỏa thuận với một nhà lãnh đạo “người mà chính người dân của ông đang quay lưng lại”. Qua sự kiện ở Ukraine, nơi dư luận đang chống lại Điện Kremlin, ông Putin đang hành động cho thấy sự thận trọng để ngăn chặn người Belarus hướng về phương Tây.
Trong khi đó, cả Nga và NATO đều đang căng cơ bằng các cuộc tập trận quân sự. Về phía NATO, kỳ vọng rằng họ sẽ có thể nhanh chóng tăng cường khả năng phòng thủ ở châu Âu trong trường hợp bị tấn công. Đặc biệt, Mỹ cũng sẽ tiến hành một hoạt động tương tự, nhưng đã bị gián đoạn do hậu quả của đại dịch Covid-19.
Đồng thời, ông Hodges tin rằng sự chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Belarus và nghi ngờ về mong muốn của Mỹ trong việc bảo vệ châu Âu có thể khiến Moscow vui mừng. “Sự gắn kết của NATO - EU và cam kết rõ ràng của Mỹ trong việc bảo vệ châu Âu là lý do tại sao Nga không hành động”, ông Hodges nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Belarus tiết lộ gì về tình hình đất nước?
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei cho biết, tương lai của Belarus sẽ do người dân quyết định thông qua đối thoại.
Thanh Bình (lược dịch)