Học Truyện Kiều bằng cách bói bài tarot
Hiện nay, đa số học sinh đang nhìn nhận Ngữ văn là môn học thuộc. So với các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, người học Văn không cần thiết phải tư duy quá nhiều. Chính quan niệm này làm giảm giá trị của môn Văn và làm cho môn học này không còn hấp dẫn với học sinh.
Tuy nhiên phải nhìn nhận khách quan, sở dĩ nhiều người có cái nhìn như vậy là bởi cách giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường thiên về đọc chép, không chú trọng phát triển tư duy, trải nghiệm cho học sinh.
Mang đến một góc nhìn mới mẻ và khác biệt về cách tiếp nhận môn Văn nói chung và tác phẩm văn học Truyện Kiều nói riêng, mới đây, các bạn học sinh khối 9 trường phổ thông Dewey đã triển khai dự án “Truyện Kiều đi vào lòng người” để chia sẻ những suy ngẫm của mình về những giá trị nhân văn hay nghệ thuật của Truyện Kiều.
Cùng với đó, học sinh sẽ được trải nghiệm những hoạt động sáng tạo thú vị mang đậm chất gen Z như: Bói tarot bằng những lá bài vẽ minh họa Truyện Kiều, bói bài poker bằng hình minh họa và thơ Truyện Kiều, vé tàu từ Hà Nội vào Nghệ An - Hà Tĩnh (quê hương Nguyễn Du) bằng hình vẽ minh họa Truyện Kiều, kịch bản hóa một chương, đoạn Truyện Kiều cùng với những nghiên cứu sâu sắc qua các bài tiểu luận: Những quan điểm về thiện và ác trong tác phẩm Truyện Kiều; cách tiếp nhận Truyện Kiều trong Giáo dục Việt Nam, tính công lý trong Truyện Kiều; Truyện Kiều trong lòng các Việt Kiều…
Những hoạt động trên không chỉ thể hiện sự sáng tạo của các bạn học sinh, mà còn thể hiện sự mới lạ, độc đáo, cách mà thế hệ gen Z đang tiếp nhận Truyện Kiều rất hấp dẫn.
Với dự án “Truyện Kiều đi vào lòng người” các bạn học sinh được hiểu về “quá khứ” với các nghiên cứu về cách thức lan tỏa của Truyện Kiều trong đời sống nhân dân và trong giới trí thức bằng cách “làm lại” những hoạt động của những con người bình dân trong những thế kỷ qua như: đố Kiều, bói Kiều, vịnh Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều…
Ngoài các kiến thức được tiếp nhận từ lớp học, các bạn có thêm những góc nhìn đa chiều, mới mẻ hơn khi đi phỏng vấn ông bà, bố mẹ, những chuyên gia hay bạn bè quốc tế cùng với những thông tin tổng hợp được trên mạng.
Em Nguyễn Trà My - học sinh lớp 9 Dublin chia sẻ: “Nếu học theo cách học truyền thống là dựa vào SGK và cô giảng gì thì học sinh hiểu ấy là phương pháp dạy học thụ động, không phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
Với việc tự trải nghiệm bằng làm tiểu luận, diễn kịch hay thậm chí là vẽ tranh, làm phim dựa trên tác phẩm văn học... giúp chúng em bắt buộc phải dành thời gian cho bài học và hiểu tác phẩm văn học hơn.
Sau khi tham gia hoạt động này em thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều như thuyết trình trước đám đông mà không sợ, em cũng rất tự tin khi phản biện những câu hỏi của khán giả và quan trọng là em tự thấy mình được thỏa sức sáng tạo...”.
Cô giáo Nguyễn Diệu Hoa - giáo viên dạy Văn lớp 9 cho hay: “Bất kể chương trình giáo dục nào từ dạy học dự án hay những tiết dạy học trải nghiệm đều xuất phát từ thực tế đó là những trăn trở và mong muốn học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, cọ xát nhiều hơn để tự trưởng thành.
Cũng như học sinh ở trường khác, học sinh của chúng tôi tiếp xúc với những đoạn trích của truyện Kiều, phân tích đi sâu vào tác phẩm... và thực tế là nhiều học sinh thấy khó trong học truyện Kiểu.
Với cách thức học tập qua trải nghiệm, kiến thức học sinh có được sẽ không bị đóng khung trong lớp học, trên sách vở,
Hoàng Thanh