'Bi hài' học trực tuyến 2 tiết bị đẩy ra 9 lần: Ngành giáo dục còn phương án khác

Sau lễ khai giảng trực tuyến, ngày 6/9 hàng triệu học sinh trong cả nước chính thức bước vào năm học theo một cách đặc biệt là học trực tuyến.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đây là năm học thứ ba ngành giáo dục phải sử dụng hình thức dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, nếu hai năm trước, hình thức dạy và học này chỉ phải áp dụng ở giai đoạn giữa và cuối năm học khi học sinh đã có giai đoạn học trực tiếp từ trước, có điều kiện nắm những kiến thức cơ bản ban đầu, thì năm nay lần đầu tiên việc dạy và học trực tuyến buộc phải triển khai ngay từ đầu năm học.

Tại Hà Nội, cấp tiểu học, THCS và THPT chính thức học tập trực tuyến từ sáng 6/9. Riêng với lớp 1, từ ngày 13/9 đến ngày 30/9, nếu học sinh chưa được trở lại trường, các nhà trường sẽ dạy trực tuyến với tối đa 3 tiết/ngày.

Theo ghi nhận của PV, nhiều phụ huynh đã gặp khó khăn trong việc bố trí các thiết bị dùng để học tập trực tuyến cũng như đảm bảo đường truyền trong quá trình học tập của con em mình.

Chị Nguyễn Hoài An (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, ngày học trực tuyến đầu tiên trong năm học mới của con trai lớp 2 gặp nhiều khó khăn dù gia đình chị đã chuẩn bị rất kỹ các phương tiện và đồ dùng để con học online.

Ví dụ như việc đăng nhập vào phòng zoom để học phải mất thời gian gấp đôi bình thường. Trong quá trình học, mạng không ổn định nên tài khoản của con liên tục bị thoát khỏi lớp đến 3 lần trong một tiết học.

{keywords}
Học sinh Hà Nội học trực tuyến

“Không chỉ con tôi mà nhiều bạn học cùng lớp cũng gặp phải tình trạng bị thoát ra khỏi phòng học trực tuyến. Có những bạn bị đẩy ra đến 4 lần trong một tiết học và không đăng nhập trở lại được khiến giáo viên phải cho tạm nghỉ tiết học đó vì phụ huynh kêu ầm lên trong nhóm zalo của lớp”, chị An nói.

Tình trạng của con gái anh Trần Minh Long (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng "dở khóc dở cười" khi học trực tuyến 2 tiết thì 9 lần bị thoát ra ngoài.

“Nhiều học sinh gặp tình trạng đang học thì đường truyền có vấn đề, nghe được vài câu đã bị đẩy ra khỏi lớp học.

Vợ chồng tôi thay phiên nhau học online cùng con, tôi vừa làm việc vừa theo dõi con, cứ khoảng 15 phút con lại hô “bố ơi mạng chết rồi”, “bố ơi con bị ra ngoài rồi”... Có lúc hai bố con phải khởi động lại máy đến 2 lần trong một tiết học.

Buồn cười hơn là chính giáo viên đang dạy cũng bị đẩy ra khỏi lớp học. Một tiết học mà học sinh nháo nhác, nghe câu được câu chăng, ghi chép cũng không đâu vào đâu... nên tôi và con cảm thấy hơi mệt mỏi”, anh Long nói.

Góp phần vào các khó khăn của tiết học online là những phụ huynh không có kỹ năng xử lý sự cố, hễ gặp vấn đề kỹ thuật là nhắn tin hoặc gọi liên tục cho cô giáo khiến cô phải mất rất nhiều thời gian để giải thích.

Về những khó khăn trong quá trình học trực tuyến, ông Phạm Văn Ngát – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh trì xác nhận có việc học sinh bị đẩy ra khỏi lớp học trực tuyến, thậm chí ngay cả giáo viên cũng bị đẩy ra.

“Lượng truy cập tăng lên đột biến trong khi một số trang thiết bị truy cập của học sinh chưa đầy đủ nên việc hệ thống quá tải khiến nhiều tài khoản bị đẩy khỏi hệ thống là điều có thể xảy ra.

Trước mắt học trực tuyến là giải pháp tình thế và không dừng được, các trường phải thực hiện theo thời khóa biểu mới. Nhà trường có thể điều chỉnh thời khóa biểu từ buổi sáng xuống buổi chiều... hay chọn những thời gian tránh được lượng truy cập lớn, hạn chế tình trạng nghẽn mạng cũng như bị đẩy khỏi lớp học", ông Ngát nói.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn  thì 2 khó khăn lớn nhất trong việc dạy học trực tuyến là thiết bị và đường truyền.

"Với 20 triệu học sinh, sinh viên, chỉ cần 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền đảm bảo được", ông Sơn nói.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng giải thích, phương án khác trong việc dạy và học được Bộ GD&ĐT đưa ra là hướng dẫn các trường thực hiện, tận dụng các bài giảng điện tử để học sinh học ở nhà. Hiện Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị một kho học liệu rất lớn.

Riêng với lớp 1, ngành giáo dục đã chuẩn bị video bài học cho môn Tiếng Việt và Tiếng Anh khá đầy đủ. Các bài giảng video cũng đã phát trên kênh truyền hình quốc gia.

Sau dịch bệnh, ông Sơn nhấn mạnh với những nơi không có học liệu tốt thì cần các giáo viên dạy phụ đạo thêm để có chất lượng tốt nhất.

“Tinh thần chung là không lùi năm học. Nơi nào có điều kiện thì cố gắng duy trì năm học. Cố gắng giai đoạn này tận dụng cái gì đang có để dạy và học thật tốt", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Bi hài chuyện phụ huynh vô tình khiến con "mất trắng" bài thi trực tuyến

Bi hài chuyện phụ huynh vô tình khiến con "mất trắng" bài thi trực tuyến

Để giúp con thi cử trực tuyến suôn sẻ, nhiều vị phụ huynh cẩn trọng "trông thi" từng li từng tí vì sợ có yếu tố bất ngờ làm hỏng cả buổi thi.

Hoàng Thanh

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Thực hư chuyện nam sinh lớp 12 tốt nghiệp được bố mẹ tặng Rolls-Royce 5 tỷ

Ngày 4/3, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nam sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cùng người thân kèm thông tin “được bố mẹ tặng quà tốt nghiệp là một chiếc xe Rolls-Royce, có giá khoảng 5 tỷ đồng”.

Đang cập nhật dữ liệu !