Học trò tự tử: Ngừng phán xét, hãy tìm cách!

Đã đến lúc, chúng ta ngừng phán xét, thay vào đó là hành động để đừng lặp lại những câu hối hận muộn màng.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du - giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM): Phải đối diện với áp lực và học cách “thoát thân”

Tôi nghĩ hãy ngừng đổ lỗi tất cả do áp lực học hành, bởi cuộc sống vốn dĩ đầy rẫy áp lực. Đến khi đi làm, lập gia đình, chúng ta sẽ nhận ra áp lực đầu đời của thuở đi học vẫn nhẹ nhàng. Trong hành trình sống, các em sẽ gặp vô vàn áp lực không thể tránh, thứ chúng ta nợ các em chính là sự hiểu biết và kỹ năng “thoát thân” khi rơi vào khó khăn, cách làm thế nào để đối diện và vượt qua áp lực… 

Học trò ngày nay hay bảo “thầy cô, bố mẹ thế hệ trước làm gì có áp lực học hành”. Không đâu, thời của chúng tôi không có laptop, tin học, nhưng cũng đầy áp lực khi phải học cả cuốn văn dày cộm, giải trăm bộ đề toán, kỳ thi đại học một mất một còn… Những áp lực đó như liều vắc-xin giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn khác trong cuộc sống sau này. Áp lực học hành là có thật, nhưng bạn phải học cách đối đầu, vượt qua để trưởng thành. Vấn đề của chúng ta là tìm lời giải để các bạn có sức mạnh, có kỹ năng để chiến thắng khó khăn. 

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Chúng ta nợ các em những bài học đối đầu với áp lực và kỹ năng "thoát thân" (Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK)

Thạc sĩ tâm lý giáo dục Chế Dạ Thảo: Cần lắm những lớp học cho người lớn

Ngay lúc này chúng ta nên dừng phán xét, cần hành động ngay. Thứ chúng ta đang thiếu nhất hiện nay chính là các lớp học dành cho người lớn. Các đơn vị giáo dục cần lên chương trình với nội dung như kiến thức tâm lý lứa tuổi và dấu hiệu nhận biết những rối loạn tâm lý cho cả phụ huynh, giáo viên và những người lớn để kịp thời phát hiện ra vấn đề của những đứa trẻ xung quanh, nhằm kịp thời đưa cho chúng những “chiếc phao” quan tâm, giải pháp điều trị chuyên nghiệp… để giúp các em kịp thời. 

Đó là những lớp học hết sức cụ thể như tiền hôn nhân, tiền sinh sản, học làm cha mẹ… cho người trưởng thành cần được mở ra và đi sâu nội dung, dạy họ cách có trách nhiệm trong cuộc sống chung với vợ (chồng), với con cái; chuẩn bị tâm thế và kiến thức cho hành trình làm mẹ làm bố bởi không ai sinh ra đã biết làm mẹ làm bố ngay. 

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Phụ huynh cũng cần được học kỹ năng nhận biết các bất ổn của con mình (Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK)

Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương - Nhà sáng lập The Edu house: Đừng xem học trò tự tử là sự cố riêng lẻ, cần giải pháp hệ thống

Ngay cả trong các nền giáo dục mà chúng ta ngưỡng mộ, chuyện trẻ teen tự tử cũng luôn là vấn đề nhức nhối. Như ở Mỹ, cứ 100.000 thanh thiếu niên thì có 8 em chọn ra đi, vì áp lực học hành và các áp lực khác. 

Cuộc đời vốn luôn đầy áp lực, việc học cũng vậy, không có chuyện không học gì hoặc “học chơi chơi” mà sau này nên người, thành tài. Có áp lực độc hại, nhưng cũng có áp lực tốt. Mai này ra đời còn bao nhiêu loại áp lực nữa (sếp la mắng, đồng nghiệp gièm pha…), cha mẹ có thể nói “khỏi cần đi làm, ở nhà mẹ nuôi suốt đời được không?”.  Vậy thì, làm gì để con có kỹ năng đương đầu và giảm bớt những áp lực độc hại cho các con?

Đó là, cần đưa bộ ba chương trình sau đây thành một phần thiết yếu trong nhà trường:

Giáo dục cảm xúc (Social emotional learning),

Kỷ luật có ý thức (Conscious discipline),

Tham vấn học đường (School counselling).

Các chương trình này giúp học sinh nâng cao khả năng tự nhận thức, biết điều hòa cảm xúc của bản thân, có kỹ năng kết nối, biết tìm kiếm sự trợ giúp và có được sự trợ giúp về tâm lý khi cần. 

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Rất cần các lớp học điều hoà cảm xúc cho trẻ (Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK)

Chương trình này cũng giúp người lớn (thầy cô, cha mẹ) biết cách thiết lập nền nếp kỷ luật cho các em dựa trên sự tôn trọng, thấu hiểu và nhận biết kịp thời các dấu hiệu cần được trợ giúp. 

Thực tế là, rất ít trường học ở Việt Nam chú trọng các chương trình này, hoặc làm theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Với nhiều trường, tham vấn học đường chỉ đơn giản là thuê một chuyên viên tham vấn ngồi đó “cho có”, thậm chí nhiều trường không có cả vị trí này. Còn đào tạo về giáo dục cảm xúc hay kỷ luật tích cực thì một năm “gom” toàn trường lại học 1-2 ngày. Học như thế làm sao có thể hiểu hay áp dụng cho đúng. 

Một lý do khiến nhà trường đầu tư các chương trình này qua loa là vì hiếm ai thật sự quan tâm. Từ cơ quan quản lý tới phụ huynh, đều chăm chăm vào chuyện trường dạy Anh văn, toán, lý, hóa thế nào; có liên kết bằng Anh bằng Mỹ không… Chẳng mấy ai hỏi thầy cô ơi mình có giáo dục cảm xúc, có phòng tham vấn hay không. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, trường nào đầu tư cho mảng này thì khả năng cao đó là một trường học tốt. 

Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: 'Có trẻ học rất giỏi nhưng bất ngờ rơi vào vực thẳm trầm cảm'

Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: 'Có trẻ học rất giỏi nhưng bất ngờ rơi vào vực thẳm trầm cảm'

Sự gần gũi, gắn bó giữa bố mẹ với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn trong việc học tập và trong các mối quan hệ xã hội, dạy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với biến cố

Theo www.phunuonline.com.vn

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !