Học trò thảng thốt "bó tay" với độc chiêu chống quay cóp giờ kiểm tra của giáo viên
Chúng ta vẫn hay dùng câu "nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò" để miêu tả về độ nghịch ngợm của học sinh. Chuyện quay cóp trong giờ kiểm tra cũng xảy ra như cơm bữa với nhiều cô cậu tinh quái.
Thế nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", những người thầy người cô từng trải qua quãng đời học sinh cũng chẳng còn lạ lẫm với những "trò quỷ" của đám học trò. Với tinh thần thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, tránh lười biếng, ỉ lại, quay cóp bài của bạn, nhiều giáo viên đã ra độc chiêu chặn đứng thói xấu trong sự ngỡ ngàng, thảng thốt của học trò.
Mỗi người 1 đề thi, khỏi lo quay cóp
Chuyện mỗi người một đề thi là chuyện hoàn toàn có thể làm được khi giáo viên có một ngân hàng đề thi đủ phong phú. Tuy nhiên, việc làm này có vẻ mất rất nhiều công sức nên vị thầy giáo này đã nghĩ ra một cách đơn giản hơn mà vẫn đáp ứng "mỗi người 1 đề thi".
Theo đó, thầy giáo dạy Toán đã ra đề kiểm tra 15 phút gồm 2 câu hỏi tự luận. Bài toán với dữ kiện liên quan đến 2 số m và n trong đó m là ngày sinh, n là tháng sinh của học trò.
Mỗi học trò sẽ có ngày sinh và tháng sinh khác nhau nên kết quả bài toán cũng khác. Với đề bài này thì ý định quay cóp bài của bạn đã bị đập tan từ trong trứng nước!
Mã đề thi dành cho người tinh mắt
Để phòng ngừa những bài thi gian lận, không phản ánh được thực lực học hành, vị giáo viên "cao tay" này đã nghĩ ra một mẹo khiến đám học trò nhanh nhảu chép bài của bạn có thể ăn 0 điểm.
Biết học trò đã quá quen với việc đọc mã đề thi rồi hỏi nhau xem có cùng đề hay không, vị giáo viên bèn bỏ việc đánh số mã đề thi đi, thay vào đó là dùng ký hiệu đặc biệt: những dấu chấm in đậm. 6 mã đề thi đã lần lượt phân biệt bằng số dấu chấm in đậm.
Phòng thi chống cóp bài của bạn
Nhiều trường học đã chuyển không gian giờ kiểm tra vào những phòng thi đặc biệt, đảm bảo học sinh chỉ có thể giải quyết bài thi bằng cách "tự lực cánh sinh".
Ví dụ như tại trường Quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM), học sinh sẽ phải ngồi thi trong phòng thể dục. Mỗi em ngồi một bàn riêng, bàn không có ngăn và khoảng cách giữa các bàn khá xa.
Dưới giám sát của giáo viên, thí sinh ngồi trong phòng thi này chỉ có cách... tập trung làm bài. |
Một trường khác thì dựng cả vách ngăn bàn trong phòng thi để đảm bảo không ai có thể nhìn sang bài của người khác.
Bài toán tính tiền thiệt hại sau vụ trộm khiến dân mạng tranh cãi "nảy lửa"
Cộng đồng mạng đang tranh cãi không ngừng về bài toán tính thiệt hại thực sự của một vụ trộm cắp đơn giản.
Hải Đăng (t/h)