Học sinh khối A 'khóc thét' khi 1 câu hỏi lạ xuất hiện trong đề Vật lý

Đây là một câu hỏi Vật lý khiến học sinh khối A sợ toát mồ hôi.

Việc phải viết những bài văn bay bổng, trả lời các mốc thời gian lịch sử chính xác hay học thuộc đoạn văn/đoạn thơ luôn là nỗi ám ảnh của "dân" khối A. Đa số những em chọn thi đại học các môn khoa học tự nhiên (Toán, Vật lý, Sinh học, Hoá học) rất sợ các môn khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Các em thường ngại học thuộc lòng những sự kiện, số liệu dài dằng dặc. Nhiều học sinh nhận xét bộ môn này chưa thật sự hấp dẫn, thú vị mà vẫn mang tính hàn lâm cao. Thầy cô giảng dạy nên lược bỏ những phần khó hiểu, bổ sung bằng những bài học, câu chuyện gần gũi với cuộc sống ngày nay.

Trước nhiều bất cập đó, nhiều học sinh thú nhận việc bản thân chọn các môn khoa học tự nhiên để tránh phải học thuộc lòng, ghi nhớ dữ liệu ngày tháng đồ sộ. Có đến 1001 câu chuyện dở khóc dở cười xoay quanh vấn đề này. Để giúp các em tư duy sáng tạo, có những phút giây giải trí, nhiều thầy cô đã không ngần ngại lồng ghép 2 khối học vào bài kiểm tra. 

Đề kiểm tra của

Một câu hỏi Vật lý khá thú vị!

Mới đây, một nữ sinh THCS đã đăng tải hình ảnh đề thi Vật lý và nhanh chóng nhận được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng mạng. Điểm khiến mã đề này trở nên thú vị nằm ở câu hỏi số 5 với có nội dung như sau:

Trong lời bài hát Đi tìm câu hát lý thương nhau" của nhạc sĩ Vĩnh An có câu:

"Anh ra vườn đào, em đã sang đồng mía

Anh lên rừng quế, em lại đến nương dâu".

Hình ảnh vất vả và đáng yêu của cô gái và chàng trai đi tìm cô gái (trong bài hát) so sánh với hình ảnh nào sau đây trong Vật lý?

A. Hai dao động khác tần số 

B. Hai dao động khác năng lượng 

C. Hai dao động khác pha 

D. Hai dao động khác biên độ

Đọc xong, cư dân mạng bật cười thích thú, suy đoán giáo viên ra đề chắc phải là người hài hước, thú vị và tâm lý lắm đây! Có lẽ muốn học sinh xả stress, giảm áp lực nên mới nghĩ ra câu hỏi độc đáo này. Qua đó là lời nhắc nhở khéo léo: Các em nên học đều tất cả các môn, không vì chuyện phân khối, phân ngành mà bỏ bê môn học còn lại.

Trước câu hỏi hóc búa, có độ lắt léo trên, nữ sinh trong câu chuyện đành cầu cứu cộng đồng mạng. Nhiều học sinh đưa ra đáp án là C (Hai dao động khác pha). Họ giải thích rằng, hai dao động khác pha dẫn đến vị trí vật dao động theo cùng điểm thời gian (t) bị lệch nhau, nên hai anh em trong bài hát không gặp được nhau.

Qua đề thi, chúng ta vừa cho bản thân thêm kiến thức Vật lý, vừa có những phút giây giải toả căng thẳng. Phía dưới bài viết, nhiều học sinh để lại bình luận hài hước:

- 2 dao động vô duyên vô phận, đọc xong đề muốn lú luôn. 

- Cái đề này lươn quá, trầm cảm mất thôi! 

- Đây là trường hợp chồng dạy Vật lý, vợ dạy Ngữ Văn. 

- Ủa rồi ABCD cũng đều đúng mà. Căn bản 2 đứa rỗi hơi đó không cùng tần số để yêu, không cùng biên độ để ở chung, lệch pha đứa đầu này đứa đầu kia.

Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như ''gài bẫy''

Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như ''gài bẫy''

Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài toán này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Theo phapluat.suckhoedoisong.vn

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Một trường ở Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa có 61 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn chiếm 60 học sinh.

Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%.

Nữ sinh lớp 9 bất ngờ mất tích sau ngày 8/3

Hôm nay, 13/3, ông Hà Văn Vương - Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết, một nữ sinh lớp 9 của trường đã mất tích từ sau 8/3 đến nay.

Bị đánh hội đồng bằng mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 8 phải nhập viện

Ngày 11/3, ngành chức năng huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đang làm rõ vụ nữ sinh lớp 8 trên địa bàn bị một nhóm thiếu nữ dùng nón bảo hiểm đánh dã man, phải nhập viện điều trị.

Đang cập nhật dữ liệu !