Học sinh bị 'đẩy' đi, nhồi sang nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Lãnh đạo quận Hoàng Mai chỉ đạo dừng, dưới không nghe?

Ông Nguyễn Quý Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết quận đã chỉ đạo dừng cả phân tuyến học sinh lớp 1 khu vực HH3A, HH3B, HH3C, không nhồi về trường Chu Văn An, nhưng thực tế không diễn ra như vậy

 

Đừng vì thành tích mà làm méo mó danh hiệu “trường chuẩn quốc gia”. Tại sao ưu tiên cháu này, các cháu phải chấp nhận “hi sinh”?

Chia sẻ ý kiến xung quanh sự việc học sinh tại phường Hoàng Liệt bị 'đẩy' đi, nhồi sang nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia khiến dư luận xôn xao những ngày qua, TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm gay gắt.

“Tại sao lại có chuyện trong cùng một phường nhưng có học sinh lại được học ở trường với sĩ số lớp học 35 học sinh còn học sinh khác thì bị chuyển đi nhồi nhét sang trường khác với sĩ số lên đến 60 học sinh. Đây không phải bệnh thành tích thì là gì”, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đặt câu hỏi.

Vị chuyên gia này cũng phân tích rằng trường chuẩn quốc gia là mong muốn đến của rất nhiều và mục tiêu hiển nhiên phải là vì học sinh, đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, để các em có điều kiện học tập tốt nhất chứ không phải khi biết rõ sĩ số học sinh quá tải nhưng vẫn cố “ép” và gọi dưới cái tên mĩ miều là phân tuyến để chuyển học sinh sang trường vốn đang rất quá tải sĩ số chỉ với mục tiêu để trường đạt chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia.

Hiện nay theo quy định về thiết kế phòng học bậc tiểu học thì phòng học tiêu chuẩn là 49 mét- 52/35 học sinh. Tức là diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,25 - 1,4 m2/học sinh nhưng vì phân tuyến lại để Tiểu học Hoàng Liệt đủ điều kiện lên trường chuẩn quốc gia thì sĩ số học sinh lớp 1 năm nay có thể đội lên 60 học sinh tức là mỗi học sinh chỉ có khoảng 0,8 m2.

“Muốn thành trường chuẩn quốc gia nên theo hướng tăng cường đầu tư cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đầu tư nguồn lực thu hút giáo viên đáp ứng nhu cầu của con em trên địa bàn và tất nhiên phải trên nguyên tắc những cháu khu vực nào đi học gần nhà đúng khu vực đó.

Chẳng có một nơi nào làm phản giáo dục như ở quận Hoàng Mai khi phân tuyến lại thì kết quả là các cháu phải đi học xa hơn, nhồi nhét quả tải nặng hơn, chỉ vì một trường đạt chuẩn quốc gia mà trường khác phải hi sinh, phải gánh đến 60 học sinh một lớp học.

Tôi chỉ hỏi lãnh đạo, các vị họp trong phòng hẹp mà số người họp quá đông liệu có chịu nổi không huống chi các cháu học tập trong quá trình rất dài?

Hơn nữa, tôi cho rằng đã là trường công thì phải thực hiện sứ mệnh đầu tiên của mình là đáp ứng nhu cầu học tập cho con em trên địa bàn đảm bảo các cháu được công bằng rồi mới tính đến chuyện xây dựng trường tốt hơn thành chuẩn quốc gia chứ đừng vì thành tích mà làm méo mó danh hiệu “trường chuẩn quốc gia”.

Vả lại, trường công được cung cấp ngân sách nhà nước để hoạt động, tất nhiên ngân sách ấy lấy từ thuế của nhân dân thì con em đi học phải bình đẳng như nhau chứ tại sao lại có chuyện trong cùng một phường mà cháu gia đình này được hưởng ưu tiên hơn, học trường chuẩn quốc gia còn và các cháu ở gia đình khác khác chấp nhận “hi sinh” học lớp học với sĩ số 60 học sinh?.

Lớp đông thế thì chất lương thế nào cũng là chuyện cần phải bàn”, TS Lê Viết Khuyến nói.

{keywords}
Sự việc Tiểu học Hoàng Liệt vẫn phân tuyến học sinh lớp 1 khiến nhiều phụ huynh bức xúc

TS Lê Viết Khuyến cho rằng UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Hoàng Liệt với chức năng quản lý của mình phải chịu trách nhiệm về việc gây ra sự thiếu công bằng với học sinh trong quá trình phân tuyến, gây ra gánh nặng với trường Tiểu học Chu Văn An.

“Tôi đề nghị UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Hoàng Liệt xem xét lại, nếu chưa đủ điều kiện thì cần gì phải vội vã thành trường chuẩn quốc gia cứ khu vực nào học đúng khu vực đó như trước kể cả lớp 1.?

Vì muốn đạt chuẩn trước tiên hãy làm đúng, nếu không đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Bộ GD&ĐT phải lên tiếng chứ không thể im lặng khi chỉ vì thành tích mà học sinh chịu thiệt.

Tôi nhắc lại trường học thành trường chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu nhưng phải phù hợp với thực tế. Học sinh quá đông mà “hi sinh” trường khác, chạy theo thành tích thiêt thòi cho quyền lợi học sinh thì không được. Làm sao giữa thủ đô văn hiến lại bỏ qua yếu tố nhân văn khi “hi sinh” trường này để trường khác đạt chuẩn?

Tôi cho rằng với cương vị quản lý, UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Hoàng Liệt nên sửa sai và công bố công khai việc tạm dừng phân tuyến tuyển sinh lớp 1, nên dũng cảm thay đổi theo hướng tích cực như thế mới tạo được niềm tin cho nhân dân”, TS Khuyến khẳng định.

UBND quận Hoàng Mai chỉ đạo miệng dừng phân tuyến lớp 1 nhưng chưa thông báo chính thức?

Trao đổi với Infonet báo VietNamNet chiều 1/7 , ông Nguyễn Quý Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai nói: 'Theo phân tuyến thì học sinh lớp 1 khu vực HH3A, HH3B, HH3C đăng ký tuyển sinh tại Tiểu học Chu Văn An nhưng phụ huynh ở địa bàn này vẫn có thể nộp hồ sơ cho học sinh lớp 1 vào Tiểu học Hoàng Liệt(!?)'.

Thắc mắc về việc quận Hoàng Mai chỉ đạo dừng phân tuyến học sinh lớp 1 tại sao không có thông báo rõ ràng thì ông Thái nói: “Hiện quận đã chỉ đạo trực tiếp cho 2 trường Tiểu học Hoàng Liệt và Tiểu học Chu Văn An cũng như phường Hoàng Liệt về vấn đề này”.

Như vậy, nếu đúng như lời ông Nguyễn Quý Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, thì UBND phường Hoàng Liệt và các trường tiểu học phải chăng đang có dấu hiệu làm trái chỉ đạo của UBND quận Hoàng Mai?

Vì theo ghi nhận thực tế đến sáng nay (ngày 2/7), ngày tuyển sinh chính thức vào lớp 1, thông báo phân tuyến học sinh khu vực HH3ABC vẫn nhồi về trường tiểu học Chu Văn An. Khi phụ huynh đăng ký, phân tuyến đã nhập sẵn trên hệ thộng vẫn tự động đẩy học sinh cư trú tại 3 tòa HH3 vào lớp 1 trường Chu Văn An.

Các phụ huynh cư trú tại HH3ABC đang hoang mang vì chưa nhận được thông báo chính thức nào về việc học sinh đăng ký vào lớp 1 khu vực HH3A, HH3B, HH3C có thể đăng ký tuyển sinh tại Tiểu học Hoàng Liệt như mọi năm. Ngày 1/7 khi đăng ký chính thức, học sinh hộ khẩu HH3 đều bị dồn về trường Chu Văn An.

Trong khi các phụ huynh có con em vào lớp 1 và các khối đang học tại trường Chu Văn An vô cùng lo lắng, bức xúc vì với tình trạng phân tuyến nhồi lớp 1 về trường Chu Văn An, sự quá tải chồng chất sẽ gây hậu quả trực tiếp đến chất lượng học tập, sức khỏe của các em. 

Trước đó, Infonet đã phản ánh nhiều phụ huynh tại trường tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ nhận thông báo con mình sẽ phải chuyển sang trường tiểu học Chu Văn An trong năm học 2022-2023 để trường "đạt chuẩn quốc gia".

Điều đáng nói, Trường Tiểu học Chu Văn An nhiều năm nay vốn đã quá tải, học sinh của trường Chu Văn An phải thay nhau nghỉ luân phiên các ngày trong tuần để đảm bảo có đủ lớp học. 

Để xoa dịu dư luận, ngay sau khi bị phụ huynh phản ứng thì ngày 27/6 UBND quận Hoàng Mai đã chỉ đạo dừng việc chuyển (phân tuyến lại) học sinh lớp 2,3,4,5 đang học tại tiểu học Hoàng Liệt sang trường Chu Văn An.

Thế nhưng, về bản chất, học sinh lớp 1 năm học này từ các tòa chung cư HH3 A-B-C vẫn bị nhồi về Trường tiểu học Chu Văn An để trường Hoàng Liệt giảm sĩ số học sinh lớp 1 về 35 học sinh/lớp, sĩ số học sinh trường CHu Văn có thể phải nhồi đến 60 cháu/lớp, gần gấp đôi.

Phụ huynh cho rằng việc dừng phân tuyến phải triệt để tận gốc, tức là phải dừng phân tuyến đối từ học sinh vào lớp 1 năm học này về sau, nếu không thì việc nhồi học sinh về trường Chu Văn An để trường Hoàng Liệt lên chuẩn vẫn diễn ra dần dần từng năm, việc dừng việc đẩy học sinh từ lớp 2-5 đi sang trường Chu Văn An vừa qua để xoa dịu một bộ phận phụ huynh. 

Hoàng Thanh

Học sinh bị 'đẩy' đi, nhồi sang nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Sẽ dừng phân tuyến lại với học sinh lớp 1?

Học sinh bị 'đẩy' đi, nhồi sang nơi khác để trường lên chuẩn quốc gia: Sẽ dừng phân tuyến lại với học sinh lớp 1?

Phụ huynh có con vào lớp 1 vẫn lo ngại trước việc quyết định của quận Hoàng Mai mới chỉ dừng đẩy một phần học sinh lớp 2-5 còn vẫn phân tuyến lại đối với học sinh vào lớp 1 năm nay, dồn sang Trường tiểu học Chu Văn An

Học sinh bị 'đẩy' đi để trường lên chuẩn quốc gia: Vẫn tiếp tục đẩy học sinh lớp 1, lãnh đạo quận có dám cho con vào học trường bị 'nhồi' học sinh?

Học sinh bị 'đẩy' đi để trường lên chuẩn quốc gia: Vẫn tiếp tục đẩy học sinh lớp 1, lãnh đạo quận có dám cho con vào học trường bị 'nhồi' học sinh?

Trước khi nghĩ cách đẩy học sinh đi, nhồi nhét vào nơi khác để một trường đủ điều kiện lên chuẩn quốc gia, lãnh đạo quận Hoàng Mai hãy đặt con của các vị vào lớp học 60 cháu, thì các vị có chịu nổi không?- TS Hoàng Ngọc Vinh

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !