Học 5 năm kỹ sư công nghệ kỹ thuật giao thông, sinh viên ra trường sẽ làm gì?

Sinh viên học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông sẽ được đào tạo những gì, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp thế nào?

Xã hội không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cũng góp phần quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ngày càng được chú trọng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đam mê lĩnh vực xây dựng, giao thông.

Nhiều bạn trẻ quan tâm ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì? Sinh viên sẽ được học những gì và cơ hội việc làm ra sao?

{keywords}
Ảnh minh họa.

TS. Ngô Thị Thanh Hương – Trưởng khoa công trình - Đại học (ĐH) Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: Khoa công trình đào tạo 3 ngành là công nghệ kỹ thuật giao thông, công nghệ kỹ thuật xây dựng và môi trường là những thế mạnh của trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải. Từ 3 ngành đó chia thành các chuyên ngành nhỏ như cầu đường bộ, cảng công trình biển, xây dựng dân dụng…

Đối với cầu đường bộ, nhu cầu về nhân lực ở lĩnh vực này vẫn đang rất thiếu. Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.000km đường cao tốc nhưng dự báo 5 năm tới nhu cầu sẽ gấp đôi, đồng nghĩa với cơ hội việc làm trong lĩnh vực giao thông là rất lớn.

Sau khi có bằng kỹ sư về công nghệ kỹ thuật giao thông thì các em có thể làm kỹ sư tư vấn thiết kế, tư vấn thi công, giám sát làm việc ở Viện nghiên cứu hoặc làm giảng viên liên quan đến ngành nghề đào tạo.

Theo tìm hiểu của PV, được biết, hiện nay ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải còn đào tạo theo đơn đặt hàng với doanh nghiệp.

Về nội dung này, TS. Vương Đức Sơn – phụ trách đào tạo trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải thông tin: Phương thức đào tạo gắn kết doanh nghiệp với sinh viên nghĩa là doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào khâu đào tạo, cử cán bộ đến tham gia giảng dạy một số khâu như kỹ năng mềm, hướng dẫn sinh viên thực tập, tham gia quá trình đánh giá sinh viên, hướng dẫn bảo vệ tốt nghiệp. Các em tốt nghiệp ra trường đi làm tại doanh nghiệp luôn có thể đáp ứng ngay yêu cầu của họ.

Toàn bộ quá trình thực tập sẽ diễn ra tại doanh nghiệp, ra trường ngoài việc có kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn có kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian có tính kỷ luật và nhập cuộc rất tốt khi ra trường.

Những sinh viên như thế nào mới đáp ứng yêu cầu được học chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp? - TS. Vương Đức Sơn cho biết: Nhà trường áp dụng mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp đã được 4 năm, mỗi khóa có khoảng 7 lớp, mỗi lớp khoảng 30 sinh viên. Với những sinh viên đã theo học lớp này đều có khả năng thích ứng công việc rất cao. Hiện nay nhà trường đang đẩy mạnh đào tạo theo đơn đặt hàng của Nhật với 3 ngành: Kỹ thuật ô tô, Logistics và Công nghệ thông tin.

Trường có cả mạng lưới ở các tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Thế mạnh của trường là đào tạo theo ứng dụng công nghệ nên sinh viên trước khi ra trường đều được thực tập tại doanh nghiệp, đảm bảo 2 yếu tố: sinh viên có cơ hội xin việc ở nơi mình thực tập và nhiều sinh viên được học nhiều kinh nghiệm.

"Nếu các học viên đăng ký ngành đào tạo theo chuẩn mà doanh nghiệp đặt hàng, sau khi tốt nghiệp mà sinh viên đầu quân cho doanh nghiệp đặt hàng thì họ sẽ trả hoàn toàn học phí của học viên trong 5 năm học" - TS. Vương Đức Sơn chia sẻ thêm.

Hoàng Thanh

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Đang cập nhật dữ liệu !