Hoa hậu Việt Nam bỏ giải ứng xử: Chuyện không mới

Trưởng BTC cuộc thi là ông Lê Xuân Sơn cho biết đây không phải lần đầu cuộc thi không trao giải cho người ứng xử hay nhất. Đây cũng là cách để tránh chương trình bị kéo dài quá lâu khi truyền hình trực tiếp trên sóng quốc gia.

Hoa hậu Việt Nam bỏ giải ứng xử: Chuyện không mới

Hoa hậu Việt Nam bỏ giải ứng xử: Chuyện không mới
Ông Lê Xuân Sơn (thứ hai từ trái sang) trong buổi họp báo giới thiệu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012.

- Khi đưa ra quyết định bỏ giải thưởng "Người ứng xử hay nhất", BTC Hoa hậu Việt Nam có nghĩ tới việc phải đối diện với áp lực từ dư luận rằng các người đẹp chỉ được mã ngoài chứ óc ngắn, không thông minh...?

- Trước hết, hi vọng các bạn không hiểu lầm là cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 không có phần thi ứng xử. Phần thi đó vẫn có như mọi lần thi Hoa hậu Việt Nam. Nói không là không có giải thưởng phụ “Người ứng xử hay nhất” mà thôi.

Và đây không phải là lần đầu tiên cuộc thi Hoa hậu Việt Nam không trao giải “Người ứng xử hay nhất”. Ngay trong 3 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam gần đây thì có hai năm 2006 và 2010 cũng không trao giải thưởng này. Lý do của việc này là sọ ngại sức ép của một chương trình truyền hình trực tiếp.

Ban tổ chức ngại xảy ra tình huống Ban giám khảo phải thảo luận lâu để quyết định người đoạt giải khi mà các thí sinh ít chênh lệch nhau trong câu trả lời. Trường hợp đó sẽ kéo dài chương trình truyền hình trực tiếp mà thời lượng có hạn.

Điều quan trọng là năm nay có ý kiến rất đáng lưu ý của một người có trách nhiệm đề nghị Ban tổ chức xem xét việc chung kết có đến khoảng 40 thí sinh tham gia, mà chỉ có 5 thí sinh vòng cuối được tranh giải “Người ứng xử hay nhất” thì không công bằng với các thí sinh khác. Nếu tổ chức giải “Người ứng xử hay nhất” thì phải tất cả thí sinh tham gia. Đây là một nhắc nhở theo chúng tôi là có lý.

- Có không ít ý kiến từ dư luận cho rằng vì muốn né tránh những chuyện không đáng có của các thí sinh trong phần thi ứng xử, nên BTC đã quyết định cắt bỏ giải thưởng này. Đó có phải sự thật không ạ?

- Không phải vậy, như tôi đã giải thích ở trên. Nếu né tránh, chúng tôi phải cắt bỏ cả phần thi ứng xử.

- Tại sao không BTC không chọn cách theo dõi, cân nhắc ứng xử của các thí sinh lọt vào vòng chung kết từ đầu và tổng kết xem ai xuất sắc nhất để trao giải thưởng này?

- Thường thì các cuộc thi sắc đẹp có trao giải “Người ứng xử hay nhất” đều trao giải thưởng này cho người có câu trả lời xuất sắc nhất trong phần thi ứng xử. Còn nếu trao giải trên cơ sở cân nhắc ứng xử của các thí sinh lọt vào vòng chung kết từ đầu và tổng kết xem ai xuất sắc nhất thì giống như giải thưởng “Người đẹp thân thiện”.

- Những thay đổi về giải thưởng này đã được thông báo và nhận được sự đồng thuận của Bộ VHTTDL?

- Đúng vậy.

- Nhiều ý kiến cho rằng vì kinh phí năm nay có hạn nên BTC phải cắt bớt giải thưởng, đó có phải sự thật?

Không phải vậy. Bằng chứng là so với dự kiến ban đầu, Ban Tổ chức đã bỏ một giải ứng xử nhưng bổ sung hai giải là “Người có làn da đẹp nhất” và “Người có mái tóc đẹp nhất”. Các giải thưởng này đều trị giá 30.000.000 đồng.

NGỌC ĐINH

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !