Hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học công nghệ mới tới gần với bà con

Chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu bệnh MIC. TS của Công ty Cổ phần Công nghệ Vi sinh Nông nghiệp NAMI sản xuất bằng công nghệ lên men, đặc biệt quá trình sản xuất không tạo ra chất thải.

{keywords}
VCIC đã tổ chức những buổi tập huấn cho doanh nghiệp (ảnh minh họa) 

Các loại hóa chất BVTV truyền thống gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta, đang chuyển dần sang nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Dựa vào các kết quả điều tra thiên nhiên, lợi dụng các vi sinh vật có ích như các loài ký sinh thiên địch tự nhiên và cao hơn nữa là nhân nhanh một số nguồn vi sinh vật để sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm, côn trùng, vi khuẩn (Bt), virus (NPV, GV), tuyến trùng, các nấm đối kháng, các xạ khuẩn nhằm dần dần thay thế các loại thuốc BVTV có nguồn gôc hóa học.

Trong năm qua, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) cũng đã hỗ trợ Công ty Cổ phần Công nghệ Vi sinh Nông nghiệp NAMI hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa “Chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu bệnh MIC. TS”.

Được thành lập năm 2019, Công ty Cổ phần Công nghệ Vi sinh Nông nghiệp NAMI với những thiết bị sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ Hoa Kỳ ngay sau thời gian thành lập đã đưa ra thị trường một số sản phẩm mang tính chất thăm dò.

Và sản phẩm “Chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu bệnh MIC. TS” là một trong số những mặt hàng mà VCIC nhận thấy nhiều tiềm năng.

Bởi MIC. TS sản xuất bằng công nghệ lên men bao gồm chủng vi sinh vật Bacillus thuringiensis và Bacillus subtillis, quá trình sản xuất không tạo ra chất thải.

Sản phẩm có tác dụng đa năng diệt sâu, phòng bệnh, xử lý chất hữu cơ thành phân bón, bảo vệ năng suất chất lượng cây trồng và sinh vật có ích, không làm tăng tính kháng của sâu bệnh không cần thời gian cách ly, không độc. MIC. TS đã được bán thử nghiệm tại 8 tỉnh miền Bắc và đem lại hiệu quả tốt nhất cho người nông dân.

Tuy nhiên, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải đó là với từng loại sâu bệnh, bệnh sẽ cần sự tư vấn để sử dụng chế phẩm vi sinh cho phù hợp và hiệu quả.
Hơn nữa thói quen của người nông dân hiện vẫn đang ưu tiên sử dụng các loại thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Do đó cần tư vấn đưa ra lợi ích khi sử dụng sản phẩm nông sản không tồn dư các loại chất hóa học cho chính những đối tượng này;

Ngoài ra, sản phẩm mà NANI đưa ra cũng phải đối diện với sự cạnh tranh so với các sản phẩm có nguồn gốc sinh học khác. Điều này cũng cần có chiến dịch truyền thông quảng bá sản phẩm.

Trước những thách thức của doanh nghiệp với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển bền vững, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam đã quyết định đồng hành cũng doanh nghiệp.

Theo đó, VCIC đã hỗ trợ công ty đánh giá tiềm năng thị trường chế phẩm vi sinh MIC. TS. Đồng thời triển khai truyền thông thương hiệu cho sản phẩm.

Song song đó, VCIC cũng đào tạo cho cả đội ngũ cán bộ Maketing và bán hàng. Tập huấn tại Hà Nội cho 10 cán bộ kỹ thuật và 10 cộng tác viên các đại lý và nhà phân phối cách sử dụng chế phẩm MIC. TS.

Sau thời gian nhận hỗ trợ từ VCIC, công ty đã ra được một bản báo cáo đánh giá tiềm năng thị trường của chế phẩm vi sinh MIC. TS (nhu cầu thị trường, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của sản phẩm…).

Công ty cũng ra được một bộ nhận diện thương hiệu (logo, tem nhãn sản phẩm, hồ sơ năng lực của công ty).  VCIC cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp 1000 tờ rơi giới thiệu công ty, chế phẩm vi sinh MIC. TS và 1 khóa đào tạo về marketing và bán hàng cho các cán bộ của công ty, 1 lớp tập huấn cho 10 cán bộ kỹ thuật và 10 cộng tác viên, các đại lý và nhà phân phối cách sử dụng chế phẩm MIC. TS.

Được biết, trước sự hỗ trợ của VCIC cùng với những thiết bị sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, công ty NANI đã đưa mật độ vi sinh lên mức đậm đặc nhất có thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối trộn các giống loài một cách dễ dàng và  ổn định được mật độ vi sinh trong sản phẩm.

Hệ giống vi sinh được theo dõi định kỳ một cách chặt chẽ, loại bỏ các chủng biến dị, thoái hóa và suy giảm chất lượng. Các giống mới luôn được nhập vào bổ sung để luôn giữ cho các chế phẩm sinh học do NANI  sản xuất luôn đạt chất lượng hàng đầu.

Các sản phẩm của NANI được nuôi cấy tại Việt Nam nên rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng địa phương, chất lượng hơn hẳn vi sinh ngoại nhập (đặc biệt vi sinh các nước ôn đới). Với công thức phối trộn chuẩn, sản phẩm của NANI đã được các công ty sử dụng để dùng trong các sản phẩm.

Ngoài các sản phẩm vi sinh, công ty NANI còn cung cấp các chế phẩm sinh học khác như Beta glucan, Mannan (là một dạng Prebiotic giúp tăng cường kháng nguyên, kích thích sự tăng trưởng của Probiotic, giúp cải thiện quá trình hấp thu dinh dưỡng, chống rối loạn đường ruột...), các enzyme phân giải như Protease, Lipase, Cellulase, Phytase, Amylase, Betaglucanase, Pectinase...

Huyền Anh 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !