“Họ lợi dụng vốn của xã hội để phục vụ lợi ích cá nhân”

“Ngân hàng có những khiếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân…”.

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm – Nguyên thống đốc NHNN chia sẻ với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 31/10 về vấn đề chủ trương tái cơ cấu hiện nay.

“Họ lợi dụng vốn của xã hội để phục vụ lợi ích cá nhân” - ảnh 1
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp sáng 31/10. Ảnh ND

Ông Kiêm nói: trong thời gian qua, các tập đoàn nhà nước đã phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý tài chính, cũng như hiệu quả kinh tế có những cái không đáp ứng yêu cầu. Thậm chí có những đơn vị còn làm tổn hại cho nền kinh tế, ví dụ như trường hợp Vinalines, Vinashin.

Những tập đoàn này trước đây chúng ta tái cơ cấu theo nguyên tắc gộp lại thôi. Giờ phải tách ra rõ ràng, vì khâu thí điểm trước đây ta chưa làm chặt chẽ.

Bên cạnh đó tính liên kết ở đây không cao, khả năng phát triển theo quy luật kinh tế không nhiều.

Bối cảnh đó, bây giờ chúng ta phải sắp xếp lại các tập đoàn. Làm thế nào cho nó phát triển đúng quy luật kinh tế, phát huy được tiềm năng, có sự liên kết với nhau và có thể khắc phục được những tồn tại, khiếm khuyết do chúng ta quản lý yếu kém và làm chưa đúng.

Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, mà NHTM là trọng tâm, thời gian qua đã phát triển quá nhanh. Điều kiện đảm bảo cho quản lý về vốn chưa chặt chẽ nên xảy ra một số NH kém hiệu quả, hoặc đe dọa an ninh kinh tế, hoặc gây khó khăn cho thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy chúng ta phải sắp xếp lại.

Các ngân hàng (NH) đang bị thiếu hiệu quả, mất thanh khoản và có thể dẫn đến đổ vỡ. Vì thế chúng ta cần tập trung ưu tiên sắp xếp lại NH yếu kém, sau đó cần phải sắp xếp cả hệ thống NH.

- Lâu nay DNNN đã bị gắn với các đánh giá hoạt động thiếu hiệu quả, tiếp cận nguồn tài nguyên rất lớn, tiêu tiền "khủng". Vậy theo ông việc sắp xếp phải thế nào để khắc phục những “bệnh” này?

Cái lớn nhất là chúng ta phải tạo nên một thể chế, quy luật bình đẳng. DN nhà nước cũng như DN bình thường vẫn phải đảm bảo sức cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả.

Như vậy bây giờ cần phải cắt những khoản ưu tiên, ưu đãi không hợp lý đang tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Bên cạnh đó cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong hệ thống DN này, và thước đo của nó chính là hiệu quả kinh tế, sự đóng góp cũng như hiệu quả của đồng vốn, chi phí, sức cạnh tranh.

Trong chủ trương tái cấu trúc lần này có yếu tố nào đảm bảo được những yếu tố đó chưa?

Trong tất cả các hệ thống chính sách điều hành đều phải gắn được với những nội dung ấy.

Theo ông nguồn vốn hiện nay đã phân bổ hợp lý chưa? Nếu chưa chúng ta sẽ phải làm thế nào để giải được bài toán đó?

Phân bổ nguồn vốn hiện nay chưa hợp lý. Có những chỗ chưa hiệu quả lại chưa đưa vốn đến được, ngược lại có chỗ chưa hiệu quả thì ta lại đưa vốn vào, dẫn đến vốn lãng phí.

- Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh nói rằng, vấn đề thiết yếu của Việt Nam hiện nay là phải thực hiện cải cách thể chế về kinh tế, nếu không thì sẽ bị tụt hậu so với Lào và Campuchia. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Đúng như vậy. Vì động lực và niềm tin của nền kinh tế chúng ta còn đang yếu.

Như vậy chúng ta phải cải cách, đổi mới nền kinh tế mạnh mẽ và triệt để hơn, tạo nên động lực, niềm tin, làm thay đổi mạnh mẽ quyết liệt hơn như thời kỳ chúng ta thực hiện đổi mới và hội nhập.

Nếu chúng ta cứ thực hiện kiểu bao cấp, mệnh lệnh, xin cho thì chắc chắn tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của ta vẫn bị thụt lùi.

- Trong khi nguôn vốn còn có hạn nhưng lại xuất hiện quá nhiều ngân hàng. Tại sao lại có nghịch lý như vậy, và việc giải quyết sẽ thế nào, thưa ông?

Cái này báo cáo của Chính phủ đã nói rồi, là thời gian qua NH phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, chất lượng một số NH chưa đảm bảo làm méo mó thị trường tài chính tiền tệ, tạo ra sự ganh đua không hợp lý, như mặt bằng lãi suất, gây rủi ro cho các NH yếu kém, và gây rủi ro cho nền kinh kế, cho DN cũng như cho cả hệ thống NH.

NH có những khuyếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân, không an toàn, làm cho nguồn vốn không vào đúng chỗ, tạo nên lợi ích cục bộ… Những cái này làm cho bản thân NH rất gay go.

Với NH cần phải thực hiện sở hữu chéo. Nếu không vì lợi ích cục bộ, thì có thể khai thác mặt tích cực của nó.

- Xin cảm ơn ông!

Thành Nam

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.