Hàng Việt: Từ “ưu tiên” đến “chinh phục”

Nền sản xuất tiểu nông và cơ chế làng xã - hai nhân tố xuyên suốt lịch sử Việt Nam - tạo ra hình thái kinh tế “tự cấp, tự túc”, hạn chế sản xuất và giao lưu hàng hóa. Đó là một nền kinh tế có phần khép kín.

1. Ngay “chợ làng” là nơi diễn ra sự giao thương trong một cộng đồng cư dân của làng và khu vực lân cận, quy mô tuy rất nhỏ nhưng bao giờ cũng nằm ở rìa làng như để hạn chế tối đa những yếu tố ngoại lai xâm nhập vào đời sống vốn khép kín sau lũy tre xanh. Gốm Bát Tràng, tơ lụa Hà Đông, nước mắm Phan Thiết, đồ đồng Đại Bái... - những “thương hiệu” mang tính chỉ dẫn địa lý về những vùng sản xuất các sản phẩm có truyền thống ấy vẫn chưa tạo ra một thị trường quốc gia đủ sức làm thay đổi bộ máy kinh tế tiểu nông, duy trì khá bền vững trong hoạt động kinh tế sản xuất cũng như tâm lý tiêu dùng.

Trà Việt Nam xem là sứ giả văn hóa ẩm thực phương Đông

Trà Việt Nam xem là sứ giả văn hóa ẩm thực phương Đông. Ảnh: Ngô Lịch

Trong sử sách có viết về việc thời Lê, khi nền tự chủ được củng cố, Nhà nước đã có chủ trương hạn chế sử dụng những vải vóc của Bắc hóa (Trung Hoa) để tăng cường sử dụng hàng nội. Tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu về triều Nguyễn cho đến trước khi bị phụ thuộc, triều đại mà sự giao thương với nước ngoài đã trở nên khá rộng rãi, thì những đồ nội thất hay vật dụng trong cung đình tuy cũng có một số sản phẩm nhập ngoại để tỏ sự sang trọng và mối quan hệ với bên ngoài, nhưng về căn bản vẫn dùng nhiều hàng và kỹ nghệ sản xuất nội địa. Vải vóc, trang phục của triều đình từ vua đến quan chủ yếu vẫn là các sản phẩm trong nước sản xuất. Gốm, sứ của Trung Hoa đã đạt chất lượng nổi tiếng thế giới nhập vào Việt Nam, được sử dụng như một đồ trang trí cao cấp nhưng có hẳn một dòng sứ riêng, gọi là đồ “ký kiểu” do người Việt Nam đặt hàng ở các lò gốm, sứ cao cấp ở nước bạn, sản xuất theo mẫu mã do chúng ta thiết kế. Đó là một biểu hiện về ý thức, vừa muốn được sử dụng hàng ngoại nhưng vẫn tìm cách “Việt Nam hóa”, đáp ứng những đòi hỏi văn hóa của riêng mình...

Thuyền buôn trên kênh rạch Sài Gòn Thế kỷ XIX

Thuyền buôn trên kênh rạch Sài Gòn Thế kỷ XIX

Từ giữa thế kỷ XIX trở về sau, với việc chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập, phương thức sản xuất mới trong đó có hàng hóa, sự giao thương mạnh mẽ với ngoại quốc, trước hết là nước Pháp, sự hình thành các đô thị với tầng lớp thị dân nhạy bén với thị trường và những trào lưu văn hóa, trong đó có lối sống phi truyền thống... đã tạo ra cơ hội tiếp cận với ngày càng nhiều sản phẩm của nước ngoài và hình thành tâm lý “sùng hàng ngoại”. Đó cũng là thời kỳ chúng ta mất mát không ít những sản phẩm truyền thống vốn có chất lượng cao như một số loại vải vóc (sa, đoạn, đồ tơ tằm thủ công), các loại nguyên liệu làm giấy bản địa như dó, điệp... Cần nhìn hiện tượng này ở cả hai mặt: Nhu cầu tiếp cận với những cái mới, tiên tiến hơn trong đời sống tiêu dùng hàng hóa và những ý đồ thiết lập, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của giới thực dân gắn với ý đồ chính trị muốn nền kinh tế thuộc địa ngày càng lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.

2. Cùng với quá trình thuộc địa hóa trên các phương diện chính trị, văn hóa và kinh tế cũng xuất hiện tinh thần dân tộc chống lại chế độ thuộc địa và sự lệ thuộc trên các phương diện ấy. Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX là một biểu hiện mạnh mẽ. Có điều, phong trào Duy Tân không lấy sự chống chọi đối với những nhân tố mới gắn với nền văn minh phương Tây mà nó còn đặt vấn đề học hỏi, đổi mới theo chiều hướng của sự tiến bộ.

Cuộc vận động tẩy chay Bắc hóa và cạnh tranh với Hoa thương là một hiện tượng lịch sử, trong đó có mục tiêu: “Người bản địa dùng hàng nội hóa” để khỏi “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”, thu mối lợi cho người Việt Nam... Cuộc đấu tranh và cạnh tranh này để lại nhiều tấm gương lịch sử mà ta thường hay nhắc đến, như Bạch Thái Bưởi trên phương diện giao thông thủy nội địa ở miền Bắc hay một số sản phẩm hàng hóa tiêu dùng ở miền Nam... Tuy nhiên hiện tượng này cũng không bền vững trong bối cảnh nền kinh tế thuộc địa. Các doanh nghiêp và tầng lớp công thương Việt Nam không vươn lên được để tạo ra một thế lực kinh tế của người Việt... Tâm lý sùng hàng ngoại vẫn tồn tại, ngay trong chính tầng lớp doanh nhân Việt Nam non trẻ. Sự phân tích của một trong những nhân vật có tư tưởng Duy Tân hàng đầu trên lĩnh vực kinh tế là cụ cử Lương Văn Can đã đề cập tới hiện tượng đó.

Sáng lên một thời kỳ lịch sử tuy ngắn ngủi nhưng rực rỡ, đó là những tư tưởng xây dựng nền kinh tế của nước việt Nam độc lập sau cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Và gắn với nền kinh tế tự chủ ấy là một giới công thương gắn kết trong mối quan hệ biện chứng “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng thì hoạt động của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng...” - như đã trình bày trong lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 13/10/1945.

nông dân

Tuy nhiên, chiến tranh và nhiều yếu tố khác tác động khiến cho nền kinh tế nước ta phải trải qua một thời gian dài mới khắc phục, không chỉ những hậu quả của chiến tranh mà của cả những tư duy sai lầm trong xây dựng kinh tế cho đến khi công cuộc Đổi mới được thực hiện.

Gắn với công cuộc Đổi mới là Hội nhập. Hai nhân tố đó tồn tại như động lực cho sự phát triển luôn đặt ra cho nền kinh tế thị trường (theo định hướng xã hội chủ nghĩa), việc xác lập vị thế của nền kinh tế dân tộc phải gắn với nội hàm về tính tự chủ được thể hiện như thế nào cho phù hợp với xu thế chung theo tác động tích cực và cả tiêu cực!

3. Chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Đảng và Nhà nước phát động từ năm 2009 đến nay hình thành trong bối cảnh nói trên. Nhưng đặt nó trong cả tiến trình Đổi mới đã diễn ra 1/4 thế kỷ vừa qua ta thấy một nghịch lý: Không phải nền công nghiệp với những tập đoàn nhà nước được quan tâm đầu tư nhiều nhất và cũng chưa phải các doanh nghiệp đa thành phần khác..., mà lại là những sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp của những người nông dân, ngư dân chưa được tổ chức làm ăn lớn, ít được đầu tư nhất, thậm chí còn chịu nhiều thiệt thòi nhất trong công cuộc Đổi mới và Hội nhập, đóng góp trực tiếp làm ra những sản phẩm có giá trị thực, tạo thương hiệu và tạo hiệu quả kinh doanh thực nhất cho nền kinh tế quốc dân cũng như góp phần lớn vào công tác an sinh xã hội.

Lúa gạo và cà phê, hạt tiêu và hạt điều, hải sản và cá da trơn…, do người nông dân “một nắng hai sương” chăm bẵm, lại đạt những thành tựu có chất lượng đổi mới thực sự, mang thương hiệu Việt Nam một cách xứng đáng. Có thể chất lượng chưa thật cao nhưng là hàng thật...,

trong khi sản phẩm công nghiệp dù được đầu tư lớn như vậy nhưng đến nay vẫn là hàng gia công, lắp ráp, năm cha, ba mẹ và chưa có nổi một thương hiệu mang danh “Việt Nam” trên thị trường bên ngoài lãnh thổ.

Không thể không suy nghĩ về vấn đề đầu tư hiệu quả trong sự lựa chọn các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, tạo nên chất lượng xứng đáng cho danh hiệu “hàng Vệt Nam”.

Từ lâu nay, chúng ta vẫn coi kim ngạch xuất khẩu cũng như các sản phẩm, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân. Đó là một giá trị đáng ghi nhận, nhưng không phải là tất cả và sẽ là sai lầm nếu coi đó là duy nhất. Bởi điều đó làm chúng ta quên mất hay đánh mất một tiềm năng ưu trội của đất nước, là 1 trong 13 thị trường lớn hàng đầu trên thế giới căn cứ vào số lượng dân cư. Tuy năng lực mua sắm, tiêu thụ còn thấp nhưng lại là lợi thế vô cùng quan trọng nếu ý thức được giá trị của nó.

Bài học của những nước đang phát triển nhưng được định danh là “mới nổi” như: Trung Quốc, Ấn Độ hay Brasil chính là nhờ biết khai thác thị trường nội địa trong bối cảnh thế giới, mà trước hết là các quốc gia phát triển, đang liên tục chịu tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Không phải chỉ với các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng mà ngay cả những ngành công nghệ cao hay các sản phẩm nông nghiệp cũng phải hướng tới thị trường trong nước như sân sau, không thể bị thua trước sự xâm nhập của các hàng ngoại. Tình trạng phổ biến “được mùa rớt giá”, gây thiệt hại cho người nông dân chính là bài học để có tầm nhìn mới và tìm ra giải pháp mới.

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là bước đi đúng giải quyết những vấn đề được nêu trên. Đã có những chuyển biến tốt không chỉ tính trên hiệu quả kinh doanh mà quan trọng hơn, tạo ra ý thức và tư duy kinh tế trên phương diện tiêu dùng của người dân, những khách hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Ý thức, tư duy không chỉ cậy vào tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc mà quan trọng hơn là sự vượt qua định kiến vốn có của tâm lý “sùng hàng ngoại” một cách mù quáng. Nó cũng tạo thị trường hiểu theo nghĩa là cơ hội để hàng hóa Việt Nam không ngừng cải tiến chất lượng và hạ giá thành, tạo nên những hiệu ứng tích cực thúc đẩy năng lực tiêu thụ sản phẩm nội địa, bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở chất lượng hàng Việt Nam ngày càng cao.

Festival Trà vừa tổ chức tại Thái Nguyên mới đây, thu hút sự tham gia của nhiều nước sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè thế giới cho thấy một hiện tượng. Chính các “cường quốc” sản xuất chè như: Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan hay Ấn Độ lại đang có xu hướng nâng dần tỷ trọng chế biến cho thị trường nội địa và hạn chế dần việc xuất khẩu nguyên liệu ra thị trường bên ngoài. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam thuộc quốc gia có sản lượng khiêm tốn có cơ để vươn lên ngôi thứ các nước xuất khẩu chè nguyên liệu, thậm chí xuất ngay sang các cường quốc nêu trên. Nhưng sự vươn lên ấy ngày nay được coi là dấu hiệu của sự... thụt lùi trong phát triển. Bên cạnh lập luận thông thường về sự chênh lệch lợi nhuận giữa khâu trồng và chế biến (của chè cũng như cà phê) thì đại biểu của các “cường quốc” ấy còn đưa ra một ý niệm mang giá trị tinh thần cao: Trà là một sản phẩm tốt cho sức khỏe cùng nhiều tính năng ưu trội khác nên phải được ưu tiên cho quốc dân nước mình hưởng thụ. Quan niệm một thời còn là cá biệt như nước Nhật đặt chất lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa phải trội hơn hàng xuất khẩu, các loại sản phẩm công nghệ cao nay đã được ứng dụng ngay đối với những sản phẩm tưởng chừng ít giá trị ở những quốc gia chưa phát triển. Phải chăng đó là một ưu thế đã và đang hình thành?

Tại sao, thịt cá da trơn ở miền Tây Nam bộ nhọc nhằn khi xuất khẩu qua Mỹ vì luôn bị vu là phá giá để bảo vệ người nuôi cá nước họ. Ta chỉ cần mở rộng thị trường ra ngoài nước Mỹ đã tạo ra tiềm năng phát triển mạnh mẽ sản phẩm này, nhưng đến nay vẫn chưa có trên mâm cơm ngót trăm triệu người Việt Nam được hưởng một món ăn có chất lượng cao (đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước có hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm tiên tiến), lại giá rẻ? Tại sao những quả vải từng là món cống tiến Thiên triều thưở xa xưa lại ê hề, rớt giá trong tay các thương lái nước ngoài, trong khi các cơ quan thu mua của ngành nội thương làm ngơ? Câu trả lời phải chăng là những người có trách nhiệm chưa động não, những nhà kinh doanh của chúng ta chưa có tầm nhìn nhạy bén và giải pháp hữu hiệu?

Có câu chuyện về một doanh nghiệp có sản phẩm nước uống “Number One” từng quảng bá thương hiệu của mình bằng việc tổ chức sự kiện người Việt Nam chinh phục ngọn núi cao nhất địa cầu: Everest. Sau sự kiện này, họ suy nghĩ tiếp: Còn cái gì cao hơn Everest để chinh phục? Hẳn chỉ còn... Thượng đế. Mà “Thượng đế” vốn được coi là “biệt danh” để chỉ khách hàng. Vậy con đường chinh phục tiếp theo, cao hơn đỉnh núi, cao nhất địa cầu chính là khách hàng. Điều đó gợi cho ra ý tưởng, suy cho cùng thì cuộc vận động của chúng ta tại sao không hướng tới mục tiêu: “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Đưa ra mục tiêu này, cái khái niệm “ưu tiên” nếu được hiểu như sự “chiếu cố” trong chủ trương chúng ta đang vận động sẽ được khắc phục. Nhưng điều quan trọng hơn là nó mang nội hàm của một giá trị bền vững, coi như đi tiếp một bước nữa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, vì xác định được vai trò và trách nhiệm của người sản xuất đối với những đồng bào của mình với tư cách là những người tiêu thụ và sử dụng. Một khi đạt được chuẩn cho người trong nước sử dụng tốt thì đương nhiên sẽ có đủ năng lực cạnh tranh thâm nhập vào thị trường thế giới một cách đàng hoàng, trong đó có cả niềm tự hào về thương hiệu Việt Nam.

4. Nếu không cùng nhau tạo ra và cộng đồng trách nhiệm với giá trị chung này thì sẽ chẳng có doanh nghiệp nào ở trong nước vươn lên được tầm cao thực sự.

Dương Trung Quốc

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !