Hàng triệu người muốn được học về ‘hạnh phúc’

Ba năm sau đại dịch COVID-19, khóa học về 'hạnh phúc' của giáo sư tại đại học danh tiếng Yale (Mỹ) đang trở nên phổ biến.

Gần 4 triệu người đăng ký học

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, giáo sư tâm lý học Laurie Santos tại Đại học Yale quyết định phải làm gì đó khi bà chứng kiến mức độ ngày càng nghiêm trọng của chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng mà sinh viên Đại học Yale phải đối mặt.

Theo đó, giáo sư bắt đầu giảng dạy khóa học "hạnh phúc" vào năm 2018. Đây đã trở thành lớp học phổ biến nhất của Đại học Yale trong hơn 300 năm, theo CNN.

Trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh COVID-19, lớp học của giáo sư càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

“Mọi người nhận được những lời khuyên hữu ích về cách bảo vệ sức khỏe thể chất như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tiêm vaccine nhưng lại loay hoay không biết phải làm gì để bảo vệ sức khỏe tâm thần của mình,” giáo sư Santos nói với CNN.

 Một bài giảng trong lớp học "hạnh phúc". Ảnh: Karin Shedd/Đại học Yale


Vào tháng 4/2019, lớp học của giáo sư Santos chỉ có 22.522 lượt đăng ký mới. Nhưng vào tháng 4/2020, lớp học đã có 860.494 lượt đăng ký mới.

Cho đến nay, hơn 3.7 triệu người đã đăng ký tham gia lớp học trực tuyến miễn phí với tên gọi “Khoa học về sức khỏe” trên nền tảng Coursera, theo tờ Yale Daily News. 

Khóa học hoàn toàn miễn phí và người học có thể trả thêm 49 USD để làm bài tập, nộp chấm điểm và nhận chứng chỉ. Sinh viên Đại học Yale cũng được học trực tiếp khóa học trên trường kể từ tháng 1/2022.

Hạnh phúc thông qua những thay đổi đơn giản

Lớp học của giáo sư Santos tập trung vào việc hiểu đúng khái niệm về "hạnh phúc", đơn giản như có một công việc tốt hơn, ngôi nhà sang trọng hơn hoặc một mối quan hệ mới.

“Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc hơn”, bà Santos nói.

“Vấn đề là chúng ta có nhiều quan niệm sai lầm về điều gì thực sự khiến chúng ta hạnh phúc. Chúng ta nghĩ rằng mình cần thay đổi bản thân theo những cách vĩ mô, nhưng thường thì những thay đổi đơn giản về hành vi và suy nghĩ có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc mang lại cảm giác hạnh phúc”.

 Lớp "Tâm lý và cuộc sống tốt đẹp" năm 2018 - tiền thân của lớp học "hạnh phúc". Ảnh: Karin Shedd/Đại học Yale


Một số "bài tập" của giáo sư bao gồm xóa tài khoản mạng xã hội, thiền hàng ngày, viết nhật ký bày tỏ lòng biết ơn và đầu tư thời gian với những người thân yêu.

Theo GS. Santos, sinh viên cũng nên thực hành để phát triển thói quen tốt như dành nhiều thời gian tập thể dục và nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động kết nối xã hội, làm việc tử tế, luôn biết ơn cũng như trải nghiệm chánh niệm.

Một nghiên cứu được GS. Santos và bốn nhà nghiên cứu khác thực hiện đã kết luận rằng việc tham gia lớp học "hạnh phúc" cho phép mọi người cải thiện đáng kể thang điểm hạnh phúc của bản thân, tăng khoảng 1 điểm trên thang điểm 10.

“Nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng hạnh phúc có thể được nâng cao bằng cách tham gia khóa học trực tuyến miễn phí và quy mô lớn này”.

Những kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy gần 4 triệu người học có thể "làm tăng mức độ hạnh phúc của họ".

Đồng thời, các lớp học trực tuyến miễn phí có thể “tác động đến sức khỏe tâm thần ở quy mô lớn và do đó có thể trở thành một công cụ quan trọng cho các sáng kiến y tế công cộng nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần của người dân trên cả nước”.

Theo điều tra của công ty tư vấn và phân tích Gallup (Mỹ), 55% người Mỹ trưởng thành cảm thấy ngày càng lo âu, căng thẳng - nhiều hơn so với mức 35% toàn cầu.

Trong khi đó, 50% nhân viên cảm thấy không gắn bó với công việc, 20% không cảm thấy hạnh phúc. Điều này đem lại thiệt hại ước tính 450 tỷ USD mỗi năm cho kinh tế Mỹ.

Năm 2019, mức độ trầm cảm, lo lắng và tức giận của người Mỹ tăng lên cao nhất trong một thập kỷ qua.
Bảo Huy

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !