Hai mẹ con mặt vàng như nghệ do món bổ mắt, sáng da

Nhiều người nghĩ rằng rau lá tồn dư nhiều hoá chất bảo vệ thực vật nên thường chọn các loại củ quả thay thế nhưng thói quen này không tốt.

Chị Nguyễn Lệ Thu và con trai 6 tuổi (32 tuổi, trú tại Đền Lừ, Hà Nội) đến bác sĩ khám với tâm lý lo lắng, hốt hoảng vì da bỗng dưng vàng. Cả bàn tay của hai mẹ con chị đều vàng như nghệ. Sợ bị bệnh gan nhưng làm các xét nghiệm đều không có hiện tượng gì ngoài tăng caroten trong máu.

Các bác sĩ cho biết cả hai mẹ con chị đều bị thừa caroten do cơ thể không chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi.

Chị Thu kể cách đây hơn 1 năm con chị bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau cải phun hoá chất. Từ đó đến nay gia đình chị sợ các loại rau lá nên thay thế bằng các loại củ quả như su su, bí đỏ, cà rốt.

Chị Thu thường mua cà rốt về ăn vì nhiều vitamin A bổ mắt, sáng da. Hàng ngày, hai mẹ con ngoài cà rốt luộc, bí đỏ xào thì còn uống cả nước ép cà rốt. Mỗi ngày bà mẹ đều chăm chỉ ép cà rốt rồi hai mẹ con cùng uống. Bác sĩ cho biết đây chính là nguyên nhân dẫn tới da vàng như nghệ. 

Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Ngọc Hà - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng Viam – Viện Y học Ứng dụng, Việt Nam cho biết tại phòng khám cũng có nhiều người trẻ đến khám bàn chân nhiễm màu vàng, khiến gia đình lo lắng.

Khi thăm khám cho trẻ thường không thấy có biểu hiện bất thường như biếng ăn, táo bón, mất ngủ…

Ảnh minh hoạ.

Một số trẻ có cân nặng, chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn; niêm mạc mắt, miệng và da không bị vàng (trừ gan ban tay và bàn chân). Khi bác sĩ hỏi về khẩu phần thì thấy mẹ sử dụng nhiều bữa ăn có cà rốt, bí đỏ, đu đủ trong thời gian qua; một tuần ăn tới 5-6  bữa cháo nấu cùng cà rốt, bí đỏ.

Mẹ giải thích lý do là đọc các thông tin trên mạng thấy nói các loại rau củ màu vàng có nhiều vitamin A, chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch rất tốt cho sức khỏe của trẻ, mặt khác khi nấu cháo với cà rốt, bí đỏ thấy “ngọt nước”, trẻ thích ăn.

Tình trạng này khá hay gặp ở Việt Nam, được các bác sĩ chẩn đoán là thâm nhiễm carotene, bệnh lành tính, màu vàng ở gan bàn tay bàn chân sẽ giảm dần sau 1-2 tháng khi cắt giảm nguồn carotene nạp vào từ thức ăn. 

Tại phòng khám dinh dưỡng người lớn, viện Dinh dưỡng Quốc gia, TS BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết anh cũng hay gặp các trường hợp như gia đình nhà chị Thu vì sợ rau lá mà có thiên hướng ăn quá nhiều củ quả.

Nhiều trường hợp thừa beta caroten khiến họ lo lắng quá. Đây là một vấn đề lành tính, da sẽ trở lại bình thường sau một vài tuần khi được cải thiện chế độ ăn uống tốt, giảm bớt lượng caroten và thường không gây bệnh lý nguy hiểm.
 
Bác sĩ Hưng cho rằng rau lá hay các loại củ quả đều có tác dụng khác nhau và nên ăn đều, không nên bỏ loại nào. Khi ăn uống cố gắng nên chọn nguồn rau lá, củ quả đủ an toàn thực phẩm, đa dạng các chất dinh dưỡng. Nhiều bà  nội trợ nghe nói thực phẩm nào tốt là chỉ ăn một loại đó, đây là sai lầm. 

Nhu cầu chất xơ khuyến nghị của mỗi người từ 10 – 25 gram mỗi ngày nên chế độ ăn bình thường không cung cấp đủ chất xơ và tận dụng ăn đủ rau xanh, củ quả và sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để có nguồn dinh dưỡng tự nhiên.

Khi ăn rau, bác sĩ Hưng cho biết nên chọn các loại rau có nhiều màu sắc như vàng, xanh thẫm, tím vì nó chứa nhiều dinh dưỡng hơn các loại rau không có màu như bắp cải, củ cải, mướp, bí…

Người trưởng thành tốt nhất nên ăn khoảng bằng miệng bát rau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm trái cây tươi để hấp thu các vitamin tự nhiên từ hoa quả chín. Ưu tiên các loại hoa quả chín mọng. 

Khánh Chi 

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !