Hà Tĩnh: Vướng cam “dại" khiến người dân phải phá bỏ cả vườn

Cây có múi thường có hiện tượng vàng lá, quả chua, sần sùi hay hiện tượng múi bị héo sau những đợt mưa. Đây là một thực trạng chung đối với cây có múi không riêng tại Hà Tĩnh và cả nước.

Cam Thượng Lộc, Hà Tĩnh

Đừng để vấp phải cam “dại" mà cắt bỏ cả vườn

Trong khuôn khổ “Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh”, sáng 2/12 diễn đàn “Khuyến nông & nông nghiệp” do Trung tâm khuyến nông Quốc gia tổ chức đã tập trung vào giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trên cây có múi.

Theo báo cáo nhanh, diện tích cam, bưởi Hà Tĩnh đã đạt đến diện tích trên 8.000ha (trong đó, cam hơn 6.000ha, bưởi trên 2.000ha), sản lượng đạt trên 80 ngàn tấn/năm, cơ bản được người tiêu dùng ưa thích, đã mang lại thu nhập lớn cho người dân. Quy hoạch đến năm 2020, diện tích cam, bưởi của Hà Tĩnh sẽ đạt trên 12.000ha; năng suất bình quân từ 13 - 15 tấn/ha; tổng sản lượng cam, bưởi đạt khoảng 135 - 150 ngàn tấn/năm.

Diễn đàn khuyến nông, nông nghiệp diễn ra trong ngày 2/12

Giống cây có múi tại Hà Tĩnh đang dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế như: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh, cam Khe Mây, cam bù… gần đây có cam Thượng Lộc, cam Ngọc Sơn… Tuy nhiên, do khí hậu Hà Tĩnh đặc thù miền Trung bão lụt triên miền, khí hậu lúc nắng nóng, lúc giá lạnh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của giống cây có múi.

Ngoài ra, tình trạng sản xuất cây ăn quả có múi nhỏ lẻ, phân tán, dẫn đến quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm thiếu đồng đều; cơ cấu giống địa phương là chủ yếu, hạn chế trong chế biến nông nghiệp; tỷ lệ cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt đưa ra sản xuất đại trà còn thấp; giá thành cao, an toàn thực phẩm hạn chế; thị trường chủ yếu là nội địa, lượng xuất khẩu khiêm tốn.

Điển hình, gần đây hơn 1.000 gốc cam tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có dấu hiệu vàng lá, quả chua, sần sùi, nhiều hộ dân buộc phải cắt bỏ hết cả vườn cam.

Nhiều hộ dân lựa chọn giống cam không có nguồn gốc, kèm theo mưa nhiều đã khiến cam không phát triển, buộc phải cắt bỏ

Theo giải thích của cán bộ chuyên môn ngành nông nghiêp, do mua giống cam không rõ nguồn gốc, nhiều hộ dân như xã Hương Thủy (huyện Hương Khê) rơi vào tình trạng thất thu. Thương lái không đến thu mua hoặc thu mua với giá rẻ mạt, nhiều hộ chấp nhận chặt phá toàn bộ giống cam “dại” sau hàng năm trời bỏ công sức và của cải chăm sóc.

Điển anh, hộ anh Thiều Sỹ Hùng (thôn 4, xã Hương Thủy, Hương Khê) phải cắt bỏ 200/1.000 gốc cam có độ tuổi 5 năm. Dấu hiệu chung là vàng lá, quả chua, sần sùi và múi bị héo sau những đợt mưa.

Theo giải thích của cơ quan chức năng địa phương, do ảnh hưởng của mưa lũ, sâu bệnh, hoặc cũng có thể do chất đất chưa phù hợp, nguồn giống không đảm bảo chất lượng…

Phát triển cây có múi theo hướng VietGap

Theo báo cáo nhanh tại diễn đàn, hiện cây cam, bưởi, quýt nằm trong nhóm 15 loài cây trồng có diện tích và sản lượng lớn nhất trong cây ăn quả. Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, đây là nhóm cây đặc sản, có giá trị hàng hóa, với diện tích khoảng trên 16.200 ha. Trong đó, cam có gần 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở Nghệ An và Hà Tĩnh (4.000 ha/tỉnh) với các giống chủ yếu: cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam V2, cam chanh…; bưởi có trên 5.100 ha, tập trung lớn nhất tại Hà Tĩnh (khoảng 2.000 ha), với giống chủ yếu là Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà…

Cam Chanh năng suất cao được trưng bày tại lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh

Để phát triển cây ăn quả có múi theo hướng giá trị cao, đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, sản xuất, cần tập trung thâm canh, tăng năng suất chất lượng áp dụng quy trình VietGap; gắn sản xuất với công nghiệp chế biến…

Vấn đề sâu bệnh cũng được tham luận nhiều tại diễn đàn, như quản lý sâu bệnh hại; một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả; thực trạng phát triển cây ăn quả tại Hà Tĩnh; kinh nghiệm của các nhà vườn về giải pháp sản xuất hiệu quả cây ăn quả có múi; liên kết sản xuất- tiêu thụ cam, bưởi…

Đối với các loại cây có múi (cam, bưởi) có hiện tượng bị héo sau những đợt mưa, giải pháp đưa ra: cần thoát nước tốt, phun thuốc trừ nấm trên cây và vùng đất, tưới phân kích rễ, sau đó ủ ấm thường xuyên trong những ngày nắng nóng và bón bổ sung đạm NPK tổng hợp.

Ngoài ra, người trồng cây có múi vẫn còn vấp phải kỹ thuật trồng sâu (đào gốc sâu), làm cho cây bị nghẽn rễ, kém phát triển ngay từ những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản; người dân đa số còn sử dụng phân chuồng chưa qua ủ hoai mục hoặc có ủ nhưng không đúng kỹ thuật, khi dùng bón vào đất nguồn nấm bệnh và tuyết trùng gặp điều kiện thuận lợi nhân nhanh và tấn công vào bộ rễ tơ của cây làm cho rễ bị thối và cây kém phát triển; việc lạm dụng thuốc cỏ thường xuyên cũng gây ảnh hưởng làm cho bộ rễ tơ của cây bị ảnh hưởng không hút được nước và dinh dưỡng; nông dân vẫn còn sử dụng phân đơn thường xuyên mà không hoặc ít sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón tổng hợp thường xuyên dẫn đến cây bị thiếu dinh dưỡng tán cây không phát triển, lá vị vàng úa, quả mọc ra nhỏ, sần sùi.

Những giống cam đang vươn ra thị trường lớn

Để phát triển cây có múi bền vững, tránh hậu quả xấu nhất là cam không phát triển, kém chất lượng thì các nhà khoa học đang khuyến khích các địa phương tập trung thâm canh, hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

Cụ thể, đối với cây cam, quýt, sản xuất tập trung trên 70% diện tích gắn với ngành công nghiệp chế biến; 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP. Riêng cây bưởi, chú trọng tại Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế, trong đó diện tích sản xuất tập trung trên 70% và 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP.

Vậy, muốn sản xuất sản phẩm cây có múi an toàn, chất lượng việc cần làm trước tiên là phải lựa chọn giống cam có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra an toàn; thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, cách phòng trừ sâu bệnh, thu hái, bảo quản; lập hồ sơ, ghi chép lại những căn cứ để chứng minh sản phẩm của mình là an toàn - một tham luận được đưa ra tại diễn đàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trong việc phát triển cây có múi, xây dựng thương hiệu độc quyền tăng cao về giá trị, chất lượng, an toàn thực phẩm và sản xuất hữu cơ. Đồng thời, giao Sở NN&PTNT nghiên cứu nghiêm túc về cây bưởi Phúc Trạch, ứng dụng tiến bộ KHKT trong việc duy trì, gìn giữ thương hiệu của loài cây đặc sản

M. Hoa

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.