Hà Tĩnh: Nóng chuyện đại gia nuôi bò tự ý phá 420 ha cỏ trồng chuối

Phớt lờ quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà, chủ đầu tư chăn nuôi bò thịt lớn nhất Bắc Trung Bộ đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, phá bỏ cỏ để trồng chuối. Ngay lập tức bị “tuýt còi” bởi cách làm “tiền trảm hậu tấu”.

Cuộc kiểm tra gần đây nhất của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khi phát hiện công ty Bình Hà tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cỏ làm thức ăn cho bò sang trồng chuối thương phẩm (ảnh: T.Hoa)

“Nghĩ, giao đất rồi thì có quyền tự quyết”

Mới đây, theo thông tin từ Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà, trong tổng diện tích 678ha cỏ để lấy thức ăn nuôi bò, công ty lên kế hoạch chuyển đổi sang trồng chuối 420ha; diện tích còn lại chủ yếu đồi cao, núi đá không trồng chuối được.

Đến ngày 12/9, công ty đã phá cỏ, làm đất 380ha (trong đó huyện Kỳ Anh 237ha/351ha được giao), hiện công ty đang chăm sóc 350 nghìn bầu chuối giống ở huyện Cẩm Xuyên và 800 nghìn bầu ở huyện Kỳ Anh để chuẩn bị trồng.

Theo lý giải của công ty “Mục đích trồng chuối là để lấy quả xuất bán sang thị trường Trung Quốc và Nga".

Trong buổi làm việc với cơ quan chức năng Hà Tĩnh vào ngày 12/9, liên quan đến việc công ty này tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cỏ sang trồng chuối khi chưa được sự đồng ý của tỉnh, ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà cho rằng: Do khó khăn trong việc đầu tư chăn nuôi bò, để tháo gỡ về mặt kinh tế, doanh nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng, dù chưa được phép của cơ quan nhà nước.

Ông Quang lý giải, “nghĩ là được giao đất rồi thì chúng tôi có quyền tự quyết!”

Vị này còn nói, “Tôi lần đầu làm nông nghiệp nên chưa hiểu rõ quy trình, nhưng chúng tôi tự tin mức khả thi của dự án vì đã đầu tư trồng chuối ở Lào rồi!”.

Giám đốc công ty Bình Hà ông Trần Quang Anh )người đeo kính đen bên phải) cho rằng "giao đất rồi thì có quyền tự quyết" (ảnh: T.Hoa)

350 nghìn bầu chuối ở Cẩm Xuyên và 800 nghìn bầu chuối ở huyện Kỳ Anh (ảnh: T.Hoa)

Khi được hỏi về quy trình chuyển đổi, đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu, thẩm định kỹ về địa chất, thời tiết có phù hợp để trồng chuối không thì vị giám đốc này cho biết là “chưa hề làm”.

Như vậy, trước khi cải tạo đất, san bằng gần như toàn bộ diện tích đất trồng cỏ sang trồng chuối, ươm mầm giống chuối thì đơn vị này chưa hề thực hiện bất kỳ một thao tác nào về kế hoạch dự án trồng chuối thương phẩm.

Nhiều câu hỏi đặt ra về việc doanh nghiệp này đã đem chuối thử nghiệm tại Lào về trồng ở Việt Nam, nhất là vùng đất Hà Tĩnh nơi khí hậu không được ưu ái, thiên tai xảy ra triền miên.

Tự ý chuyển đổi khi chưa cho phép?

Việc Công ty Bình Hà “bẻ lái” từ trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sang trồng chuối xuất khẩu chỉ vừa mới được cơ quan chức năng tỉnh này phát giác gần đây, khi mà mặt bằng đã hoàn tất, cây giống đã lên mầm!

Phần lớn diện tích trồng cỏ đã bị phá bỏ để lấy đất trồng chuối thương phẩm xuất khẩu (ảnh: T.Hoa)

Tại buổi thị sát, làm việc với công ty Bình Hà, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã nghiêm khắc phê bình đơn vị này, làm trái quy định của tỉnh, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không báo cáo các sở, ban, ngành và đặc biệt khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước.

Theo ông Sơn, “về mặt nguyên tắc, việc chuyển đổi đất, cây trồng này phải tuân thủ các quy trình, thủ tục đầu tư, đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuyển đổi, có đánh giá về mặt khoa học liệu cây chuối có phù hợp với điều kiện, khí hậu của địa phương hay không? “.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh cũng cho rằng, việc đơn vị này tự ý chuyển đổi là bất chấp phép tắc. Theo quy định, trước khi đi vào trồng đại trà, doanh nghiệp phải trồng thử nghiệm ít nhất vài năm. Cách này làm này của doanh nghiệp chẳng khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”, đánh cược số phận của dự án trước bài toán kinh tế.

Ươm mầm chuối đã tốt để gieo trồng (ảnh: T.Hoa)

Theo quy định, khi doanh nghiệp nhập khẩu chuối phải có đăng ký nhập khẩu; có tờ khai liên quan đến kỹ thuật, lý lịch giống; có bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi Cục Trồng trọt cho phép mới được nhập khẩu giống nhưng công ty đã không báo cáo. Khi đưa giống về địa phương doanh nghiệp phải thông báo cơ quan kiểm dịch địa phương, trực tiếp là Chi cục Trồng trọt và BVTV để làm thủ tục nhưng quy trình này công ty Bình Hà cũng chưa làm. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT quy định, diện tích sản xuất thử giống mới khu vực Bắc Trung bộ không quá 20ha, trong khi đó, doanh nghiệp này đã cày phá cỏ, dự định trồng chuối đại trà lên đến 380ha, lớn hơn rất nhiều quy định của Bộ.

“Rõ ràng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng của công ty lộ rõ “có vấn đề”. Công ty cày phá cỏ gần tháng trời nhưng đến ngày 6/9 Chi cục mới biết” – ông Nguyễn Tống Phong, Phó chi cục trưởng Chi cục trồng trọt-BVTV tỉnh đặt nghi vấn.

Ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho rằng, Công ty Bình Hà cần thận trọng khi đưa cây chuối vào trồng ở Kỳ Anh, bởi năm 2016 huyện trồng mô hình thử nghiệm ở xã Kỳ Lâm, đến thời kỳ ra quả, chuẩn bị chín, tưởng đã chắc ăn nhưng một đợt gió mạnh thổi qua gây hư hỏng toàn bộ. Dẫn chứng của ông Hoàn quả không sai vì đặt giả thiết doanh nghiệp đã trồng chuối nếu gặp phải cơn bão số 10 như vừa xảy ra mới đây thì chắc chắn toàn bộ diện tích sẽ bị “xóa sổ”.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên cũng lo lắng về tương lại cho người dân tại đây, trồng cỏ còn giữ được đất, chống xói mòn. Giờ phá cỏ trồng chuối trên địa hình cao, dốc sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, nguy cơ gây lũ lụt, sạt lở đất. Ông cũng đề nghị tỉnh không giao đất tiếp cho doanh nghiệp này. Diện tích nào không trồng được cây nguyên liệu làm thức ăn cho bò thì thu hồi lại giao cho dân trồng cây lâm nghiệp.

Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng với Công ty CP An Phú (Bình Định) “rót” tiền thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại Hà Tĩnh với mức đầu tư dự kiến lên đến 80-100 triệu USD.

Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (Liên doanh Hoàng Anh Gia Lai - An Phú) chịu trách nhiệm điều hành.

Theo kế hoạch, dự án chia làm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 và 2 sẽ thực hiện trong năm 2015 với quy mô 60.000 con. Dự kiến, đến tháng 6/2016, dự án có tổng quy mô 100.000 con, chủ yếu được nhập từ Úc, New Zealand, Mỹ, Canada. Khi hoàn thành, Hà Tĩnh sẽ trở thành trạm trung chuyển giống bò lớn chuyên cung cấp cho các tỉnh phía Bắc, Nam Lào.

Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từng khẳng định phối hợp với một số địa phương chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang trồng cỏ (mỗi ha cỏ thu về 150 triệu đồng/năm) nhằm tăng thu nhập và tạo việc làm cho nông dân.

Dự án nuôi bò của công ty Bình Hà từng được xem là dự án lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung. Dự án có tổng diện tích hơn 6.000 ha (huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh) có quy mô 150.000 con, tổng đầu tư 5.045 tỷ đồng.

Tháng 10/2015, lễ thả bò được diễn ra tại huyện Cẩm Xuyên trong không khí cờ hoa, băng rôn rộn rã, đánh dấu mốc quan trọng triển khai thực hiện dự án chăn nuôi “khủng” nhất khu vực miền Trung.

Thời đó, ông Đinh Văn Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà từng báo cáo về đầu tư dự án: Hà Tĩnh là điểm thứ 4, sau Gia Lai, Lào và Campuchia thực hiện dự án chăn nuôi bò chất lượng, năng suất cao với hàng trăm ngàn con. Để đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực đơn giản như làm đất, hoàn thiện hệ thống tưới ngầm, công ty đều tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ Bình Định và Campuchia. Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt được áp dụng công nghệ trồng cỏ và nuôi bò hiện đại nhất hiện nay. Theo đó, cỏ được trồng và sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel; giống bò brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Bò nuôi vỗ béo có trọng lượng khi xuất chuồng đạt từ 520 - 600 kg.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động dự án này đã bộc lộ nhiều bất cập như gây ô  nhiễm về môi trường, không có hiệu quả kinh tế...

Trương Hoa

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.