Hà Nội: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho khởi nghiệp
Hà Nội tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho khởi nghiệp |
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, thông thoáng; tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo sự đột phá về thu hút đầu tư, cả trong nước và đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2018, thành phố Hà Nội tiếp tục dành nhiều sự quan tâm cho công tác cải cách thể chế, nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của thành phố.
Cụ thể, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, thông thoáng; tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo sự đột phá về thu hút đầu tư, cả trong nước và đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, thành phố đã sửa đổi một số điều của Quy chế cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc thẩm quyền của UBND thành phố; tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu và vinh danh công dân Thủ đô ưu tú năm 2018.
Thành phố cũng đã lấy ý kiến góp ý dự thảo các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan thiết thực, trực tiếp đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp; kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2021”...
Đặc biệt, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn luôn được thành phố coi trọng.
UBND thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 29/12/2017 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn thành phố năm 2018; triển khai tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ Luật Dân sự năm 2015” cho đối tượng là công dân Thủ đô từ 14 tuổi trở lên; cuộc thi "Tuyên truyền công tác ứng xử nơi công cộng”; cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh niên, thiêu niên"...
Ngoài ra, thành phố còn tổ chức nhiều hội thảo, trao đổi, bàn bạc về việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nắm vững pháp luật; đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến tuyên truyền miệng; xây dựng tài liệu tuyên truyền phù hợp; chú ý nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; chú trọng công tác ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả công tác tuyên truyền phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tính đến nay, UBND thành phố đã ban hành 35 văn bản quy phạm pháp luật (7 văn bản của HĐND thành phố, 28 văn bản của UBND thành phố), trong đó có một số văn bản có liên quan trực tiếp đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp...