Hà Nội sẽ 'nới lỏng' cho cao ốc nội đô?

Hà Nội đang rà soát, đánh giá thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch này.

Đề xuất điều chỉnh nhiều nội dung

Theo kế hoạch, ngày 11/10, UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo khoa học cấp thành phố về “Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội”.

Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho biết, đây là lần đề xuất điều chỉnh khá lớn với nhiều nội dung trong Quy hoạch chung và cũng vì vậy nên cần được xem xét cẩn trọng và khách quan. Bên cạnh việc đánh giá cao kết quả thực hiện Quy hoạch chung trong đó có việc triển khai các quy hoạch phân khu, tạo điều kiện cho quản lý và phát triển, ông Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng một số nội dung đề xuất điều chỉnh cần xem lại.

“Theo quan sát của tôi có nhiều dự án đang nằm chờ chính sách, nhất là khu vực nội đô lịch sử, các quận trung tâm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng; trên các tuyến phố Hàng Bài, Lý Thường Kiệt và một số khu vực khác. Nếu tăng thêm mật độ dân cư nội đô thì sẽ tiếp tục phá vỡ các chỉ tiêu quy hoạch. Chúng ta phải tính đến tương lai chứ không nhìn trước mắt được”

Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội: Cụ thể, từ đề xuất của một số cơ quan chuyên môn thành phố lấy ý kiến xem xét lại cấu trúc mô hình phát triển chùm đô thị vì cho rằng không phù hợp. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Đào Ngọc Nghiêm, đây là mô hình đúng thể hiện tầm nhìn xa trong phát triển và đã được Thủ tướng phê duyệt trong Quy hoạch chung. Với quỹ đất rộng lớn khoảng 25 nghìn ha của các đô thị vệ tinh là cơ sở để thực hiện hành lang xanh, giãn dân, di dời các trường đại học, trụ sở bộ ngành và cho các mô hình khởi nghiệp sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là giải pháp, tiến độ và kế hoạch phát triển đô thị vệ tinh đã thực sự hiệu quả chưa cần được làm rõ.

Tăng dân số nội đô có phù hợp?

Cũng theo ông Đào Ngọc Nghiêm, một vấn đề nữa cần xem xét lại là vấn đề dân số. Trong Quy hoạch chung đặt ra đến năm 2020 dân số Hà Nội là 7,2-7,4 triệu người nhưng thực chất hiện nay dân số đã lên đến hơn 8 triệu người. Đề xuất của cơ quan tham mưu cho rằng cần xem xét và điều chỉnh lại phân bổ dân số trong sửa đổi Quy hoạch chung lần này. Đây là việc cần thận trọng vì tốc độ tăng dân số tự nhiên không lớn mà chủ yếu là tăng cơ học từ các địa phương vào Hà Nội lại rất lớn. Định hướng Quy hoạch vùng Thủ đô đã đặt ra nhưng rơi vào cảnh “mạnh ai nấy làm”, chính sách không đi vào cuộc sống. Hà Nội không có chính sách đặc thù để kiểm soát dân số. Nếu điều chỉnh dân số nội đô tăng lên thì sẽ tiếp tục gây áp lực rất lớn lên hạ tầng, hàng loạt chỉ tiêu về môi trường, giáo dục, cây xanh, bãi đỗ xe… đều không đạt được.

Việc đề xuất điều chỉnh tăng dân số nội đô, theo ông Đào Ngọc Nghiêm là không phù hợp và thậm chí có dấu hiệu “nới lỏng” hơn cho các dự án cao tầng.

Diễn biến 'lạ' của thị trường căn hộ chung cư TP Hồ Chí Minh sau nới lỏng giãn cách

Diễn biến 'lạ' của thị trường căn hộ chung cư TP Hồ Chí Minh sau nới lỏng giãn cách

Thị trường căn hộ chung cư TP.HCM do ảnh hưởng lớn của dịch bệnh khiến nguồn cung giảm, nhu cầu giảm nhưng thị trường sơ cấp vẫn tăng giá. Dự báo khi dịch được kiểm soát, giá bất động sản sẽ tiếp tục xu hướng tăng...

Theo tienphong.vn

Xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm du lịch, giải trí cao cấp

Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa được định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cao cấp có thương hiệu, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.

Xây mới chung cư cũ vẫn thành công, tại sao phải chấm dứt quyền sở hữu?

Quyền sở hữu nhà chung cư lâu dài liệu có thực sự “ngáng đường” chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khi mà thực tế đã có không ít dự án xây mới chung cư cũ đã thành công.

Vinhomes vốn hoá tăng gần 1,2 tỷ USD sau tin bán một phần dự án cho đối tác ngoại

Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes tăng giá 4 phiên liên tiếp, tương đương với mức vốn hoá tăng hơn 28.000 tỷ đồng, tức gần 1,2 tỷ USD.

Đà Nẵng thu hồi nhiều khu 'đất vàng' để bán đấu giá

Đà Nẵng thu hồi 44 cơ sở nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng để tổ chức đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.

Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu'

Trong số những điểm sáng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là thực hiện đấu giá, đấu thầu và hạn chế giao đất, cho thuê đất góp phần minh bạch hóa thị trường đất đai, hạn chế các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu đầu cơ, trữ đất.

Lãi suất giảm, có sẵn tiền tỷ, nên đầu tư bất động sản khu vực nào?

Lãi suất có xu hướng giảm, sẵn tiền tỷ, muốn đầu tư bất động sản nên lựa chọn sản phẩm ra sao, khu vực nào tiềm năng lúc này?