Hà Nội sẽ lập 22 chốt kiểm soát phương tiện kết hợp test nhanh Covid-19 từ ngày 14/7

Dự kiến từ sáng ngày 14/7, Hà Nội lập 22 chốt kiểm soát người, phương tiện liên quan công tác kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ, đường nhánh... ra vào Thủ đô.

{keywords}
Hà Nội sẽ tổ chức 22 chốt kiểm soát phương tiện kết hợp test nhanh Covid-19 (ảnh minh hoạ) 

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội chiều 12/7, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết dự kiến có 22 chốt kiểm soát người, phương tiện liên quan công tác kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ, đường nhánh... ra vào Thủ đô.

Các chốt trực bao gồm các lực lượng: Công an, quân đội, thanh tra giao thông, y tế, dân phòng của các quận, huyện, thị xã. Công an Thành phố sẽ chia làm 4 ca trực và chịu trách nhiệm dựng lều, bạt và các phương tiện phục vụ như bàn ghế, nước uống tại các chốt trực.

Dự kiến 22 chốt trực được triển khai vào sáng ngày kia (14/7/2021). Các chốt trực sẽ đề nghị người dân về Hà Nội kê khai y tế, đo thân nhiệt; các trường hợp nghi vấn, biển số tỉnh vùng dịch đề nghị quay lại hoặc phải có xét nghiệm âm tính. Các chốt trực sẽ vừa kiểm tra vừa tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch. “Đặc biệt vừa kết hợp test nhanh và kiểm tra giấy xác nhận xét nghiệm âm tính”, Đại tá Trần Ngọc Dương nói.

Vào chiều cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký công điện hoả tốc về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid- 19 trong đó Thành phố giao Công an Thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng chức năng triển khai các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa, các bến tàu, bến xe liên tỉnh vào Thành phố và tại Cụm cảng hàng không miền Bắc: Kiểm soát toàn bộ người, phương tiện ra, vào Thành phố tại các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc chủ động với toàn bộ người từ các tỉnh, thành phố khác trở về Thành phố, đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập.

Về diễn biến tình hình dịch của Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, "dịch vẫn trong tầm kiểm soát". Tuy nhiên, nguy cơ về dịch bệnh còn mức cao và khó lường.

Lý giải các nguyên nhân, ông Cương cho biết do hiện nay Hà Nội đang xuất hiện các chùm ca bệnh tương đối phức tạp nhất là tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, chỉ từ một trường hợp không tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch đã lây cho nhiều trường hợp khác; nhận định với chùm ca bệnh này có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm ca mắc mới trong những ngày tiếp theo.

"Hiện nay có nhiều người từ các vùng có dịch của các tỉnh thành khác, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh đã về Hà Nội như vậy tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh sẽ theo cùng và lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, nhận định trong thời gian tới sẽ xuất hiện thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng và trong các khu cách ly…”, ông Vũ Cao Cương nói.

N. Huyền 

Từ 0h00 ngày 13/7, Hà Nội đóng cửa nhà hàng, quán cắt tóc, dịch vụ ăn uống tại chỗ

Từ 0h00 ngày 13/7, Hà Nội đóng cửa nhà hàng, quán cắt tóc, dịch vụ ăn uống tại chỗ

Chính thức từ 00h00 ngày 13/7, Hà Nội quyết định dừng tất cả hoạt động kinh doanh: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.  

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Đang cập nhật dữ liệu !