Hà Nội: Những bữa cơm '0 đồng' lan tỏa tình người trong mùa dịch

Mồ hôi đầm đìa chảy xuống mắt cay xè, bà Trần Thị Giang vẫn thoăn thoắt chia thức ăn vào hàng trăm hộp cơm. Giữa cái nắng oi ả, trong khuôn viên nhà văn hóa phường Phú Đô, nhóm thiện nguyện hối hả chuẩn bị 400 suất ăn miễn phí cho bữa trưa ngày 11/8.

“Tôi là người ở trong làng Phú Đô, nhà chuyên nấu cơm bình dân. Những ngày giãn cách, tôi và nhà hàng xóm nấu các suất ăn miễn phí tặng những người khó khăn trong 7 ngày, mỗi ngày khoảng 300 - 400 suất", bà Giang chia sẻ.

Thấu hiểu khó khăn của người lao động nghèo và sinh viên không về được quê trong những ngày giãn cách xã hội, 2 hộ gia đình ở phường Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã cùng Đoàn thanh niên phường tặng những suất cơm “0 đồng” để hỗ trợ.

{keywords}
Bà Trần Thị Giang (áo hồng) đang chuẩn bị những phần cơm phát miễn phí cho người lao động nghèo và sinh viên gặp khó khăn ở phường Phú Đô.

“Tôi là người ở trong làng Phú Đô, nhà chuyên nấu cơm bình dân. Những ngày giãn cách xã hội, quán đóng cửa để phòng dịch. Thấy rất nhiều người lao động và sinh viên không về quê được, tôi có sẵn đồ nghề nên huy động người nhà nấu những suất cơm này để giúp mọi người trong những ngày khó khăn này. Biết ý định của gia đình tôi, nhà hàng xóm nhiệt tình tham gia. Vì chỉ có 2 gia đình chung sức nên không có nhiều kinh phí, chúng tôi dự định sẽ nấu các suất ăn miễn phí trong 7 ngày, mỗi ngày khoảng 300 - 400 suất", bà Giang chia sẻ.

Rất nhanh chóng, ý tưởng "bữa cơm 0 đồng" của bà Giang được triển khai với sự hỗ trợ của các đoàn viên thanh niên phường Phú Đô.

Anh Ngô Minh Đức, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên phường Phú Đô tâm sự: “Thực sự suốt thời gian vừa qua, cùng các đoàn thể ở phường chung tay phòng chống dịch, chúng tôi đều đã rất mệt. Nhưng mọi người động viên, bảo nhau cùng cố gắng thêm chút nữa. Ai mệt thì nghỉ, ai khỏe thì làm tiếp. Tôi mong muốn rằng việc nấu cơm miễn phí như thế này sẽ có nhiều người tham gia, được duy trì đến khi thành phố hết giãn cách, để những người khó khăn được hỗ trợ nhiều hơn, không để ai thiếu thức ăn. Tất cả đều cùng khỏe mạnh để phòng, chống dịch tốt nhất”.

{keywords}
Anh Ngô Minh Đức, Phó Bí thư Đoàn thanh niên phường Phú Đô hỗ trợ chương trình phát cơm miễn phí ở nhà văn hóa 1-3.

Có mặt tại nhà văn hóa 1-3 nhận suất cơm trưa 11/8, chị Cà Thị Ngọc (24 tuổi, quê ở Sơn La) kể: "Tôi ở Sơn La xuống Hà Nội làm công nhân xây dựng. Từ ngày Thành phố giãn cách phải nghỉ làm, chủ chỉ hỗ trợ được tiền ăn một phần. Nếu về quê thì tôi phải đi cách ly tập trung mất tiền nên quyết định ở lại. Sáng nay, có chị hàng xóm gần khu trọ chỉ ra đây lấy cơm miễn phí. Nhận hộp cơm thấy đầy đủ món, nhiều thức ăn mà mừng quá, không kìm được nước mắt. Lúc khó khăn này, có được bữa ăn đủ cơm, rau, trứng,... đáng quý vô cùng''.

{keywords}
Chị Cà Thị Ngọc cảm động khi nhận phần cơm 0 đồng tại phường Phú Đô.

Cũng là một người lao động tự do đến từ một vùng quê nghèo, không đủ khả năng về quê khi TP Hà Nội giãn cách, bà Linh vui mừng khi hay tin ở nhà văn hóa có chương trình bữa cơm 0 đồng hỗ trợ người nghèo. Đến nhận cơm, thấy những người trong tổ thiện nguyện hối hả đóng gói cơm vào hộp, ai nấy mồ hôi nhễ nhại, bà Linh không khỏi bất ngờ.

"Bữa cơm nghĩa tình hôm nay giúp tôi phần nào giảm được một phần chi phí trong mùa dịch. Vô cùng cảm động khi nhìn các bà, các cô, các em thanh niên tay chân thoăn thoắt làm việc”, bà Linh nói, hai tay nâng niu suất cơm vừa nhận.

{keywords}
Niềm vui xen lẫn sự xúc động trên khuôn mặt bà Linh sau khi nhận suất cơm miễn phí.

Vừa nhận một suất cơm treo trên ghi đông chiếc xe đạp 'cà tàng' chuẩn bị ra về, gặp PV chụp ảnh, bà Nguyệt xúc động chia sẻ: ''Đợt dịch này kéo dài mà nguy hiểm quá, tôi ở đây không có việc làm, không có lương hưu hay thu nhập gì, gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, một bữa cơm trưa miễn phí hay mấy kg gạo, chục trứng, bó rau... cũng giúp cuộc sống của những người nghèo như chúng tôi no ấm hơn mỗi ngày".

Một số hình ảnh PV Infonet ghi nhận trong buổi phát cơm 0 đồng hỗ trợ người khó khăn ở phường Phú Đô sáng 11/8:

{keywords}
Vào 10h sáng, đoàn viên thanh niên tình nguyện phường Phú Đô cùng 2 gia đình mang cơm, đồ ăn đến khuôn viên nhà văn hóa 1-3 để chuẩn bị cho buổi phát cơm "0 đồng".
{keywords}
Mỗi người một công việc, người thì lấy cơm, người chia phần nước canh vào hộp.
{keywords}
Khoảng 10h15, những suất cơm đầy đủ được đưa đến tay người dân.
{keywords}
Khi đến lấy cơm, người dân được yêu cầu đứng giãn cách, xếp hàng trong sân nhà văn hóa.
{keywords}
Sát khuẩn tay trước khi lấy cơm.
{keywords}
Nhiều cụ già cũng ra nhận phần cơm miễn phí bởi không thuộc đối tượng chính sách, không có thu nhập và không được hỗ trợ thường xuyên.
{keywords}
Bên trong, các thành viên nhóm thiện nguyện vẫn tiếp tục thoăn thoắt đóng hộp cơm.
{keywords}
Từng người vào lấy cơm dưới sự hướng dẫn, sắp xếp của lực lượng thanh niên, đảm bảo an toàn và khoảng cách phòng dịch
{keywords}
Dự kiến chương trình ''bữa cơm 0 đồng'' ở phường Phú Đô sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần.
{keywords}
Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chặng đường chống dịch xác định còn nhiều khó khăn, tinh thần san sẻ yêu thương, tương thân, tương ái càng được khơi dậy. Sự tử tế, tình yêu thương được kết nối, lan tỏa từ những tấm lòng vàng sẽ đọng lại mãi trong lòng người trao và người nhận, cùng nhau nở nụ cười hạnh phúc và quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

 Bảo Khánh

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !