Sáng ngày 5/8, hàng trăm người chở ùn ùn lương thực, đồ dùng xếp hàng chờ đến lượt gửi vào trong khu phong tỏa phường Chương Dương, nơi 23 nghìn dân đang sinh sống
Do khu vực phường Chương Dương không có chợ, UBND phường đã lập 3 điểm tiếp nhận thực phẩm cung ứng tại phố Cầu Đất và Hàm Tử Quan. Nơi này sẽ tiếp nhận thực phẩm, đồ thiết yếu từ ngoài và được lực lượng tình nguyện viên đi xe chở hàng đưa đến tận nhà người dân.
Chị Thúy đang gọi điện cho người nhà báo đã đến gửi hàng.
Mang đồ cho người nhà ở bên trong phường Chương Dương, chị Nguyễn Thị Thúy cho biết: “ Buổi sáng tôi đi mua ít rau củ quả mang vào cho bố mẹ tôi ở trong đó, để hạn chế việc đi lại nên tôi phải mang đủ lương thực cho gia đình tôi ăn trong 3 đến 4 ngày. Khi nào hết đồ, người nhà tôi gọi điện tôi lại mang vào tiếp”.
Người dân có thể gửi đồ tiếp tế cho người thân tại 3 chốt Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan và Cầu Đất
Tương tự, chị Nguyệt (ở phố Hà Trung, quận Hoàn Kiếm) cho biết: "Do trong khu phong tỏa không có chợ nên em tôi nhờ tôi mua thực phẩm giúp. Tôi mua ít rau, củ, thịt, trứng, mì tôm nhiều hơn, đủ cho gia đình em sử dụng trong vài ngày rồi khi nào hết lại tiếp tế".
Anh Nguyễn Văn Thành – một người trong đội vận chuyển đồ cho người dân phường Chương Dương cho biết, từ ngày 31/7 khi mới thành lập chốt, anh cùng đoàn thanh niên tình nguyện của phường đã ra giúp đỡ bà con mang đồ vào bên trong, lúc đầu mặc áo bảo hộ thấy rất nóng và khó chịu, nhưng anh cố gắng để bảo vệ cho mình và cộng đồng.
“Từ khi phường bắt đầu phong tỏa, chúng tôi đã ra đây vận chuyển hàng hóa, lương thực vào bên trong cho bà con, để giúp người dân không phải ra ngoài nhiều” anh Thành chia sẻ.
Thịt, trứng, rau, mì tôm được mang đến tiếp tế cho người dân.
Tại khu vực Hàm Tử Quan, lực lượng chuyển đồ vào cho người dân mặc áo bảo hộ.
Tất cả thực phẩm gửi vào bên trong đều được phun khử khuẩn.
Các kiện hàng được đưa lên xe điện (xe cung ứng) để chuyển tới nhà dân.
Được biết, thời gian tiếp nhận hàng từ 8h-10h và 14h-16h hàng ngày.
Khu vực tiếp nhận thực phẩm được để tách riêng.
Người dân đến nhận trực tiếp cũng không được đến gần hay nhận hàng trực tiếp từ tay của người bên ngoài.
Mọi công đoạn đều phải do các cán bộ tại chốt làm "cầu nối" để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh.
Lực lượng chức năng liên tục yêu cầu người dân đứng giãn cách.
Sau khi tiếp nhận hàng hóa, lực lượng chức năng sẽ phân chia hàng hóa theo từng khu vực. Việc vận chuyển được giao cho các tình nguyện viên, họ đi xe điện hoặc xe máy và đều phải mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với người dân.
Do phong tỏa còn hơn 10 ngày nên người thân gửi rất nhiều thực phẩm vào.
Các thành viên của tổ tiếp nhận cung ứng đưa thực phẩm nghỉ tạm sau khi hết giờ tiếp nhận.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.