Hà Nội mở cửa rạp phim đón khách trở lại, đi xem cần làm điều này tránh lây nhiễm Covid-19

Rạp chiếu phim là môi trường kín nên khi tiếp xúc gần vẫn có nguy cơ cao. Đi xem phim phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch trong đó có đeo khẩu trang.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Sau hơn 9 tháng tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội đã cho phép các rạp chiếu phim tại Hà Nội mở cửa đón khách trở lại vào ngày 10/2.

Được biết hiện các rạp chiếu phim đều tuân thủ các quy định phòng dịch như tại khu vực cổng vào, khu vực bán vé đều dán mã QR để phục vụ việc khai báo y tế của khách hàng.

Khi đến rạp, khách hàng được yêu cầu đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước rửa tay được trang bị tại rạp, thực hiện giãn cách theo đúng quy định. Tại quầy bán vé, các vị trí đứng của khách hàng được sắp xếp cách nhau tối thiểu 2m.

Phòng chiếu sẽ không mở bán 100% số ghế, vị trí ghế được đón khách sẽ cách nhau 2 ghế và sắp xếp so le giữa các hàng ghế. Việc này sẽ được kiểm soát ngay từ khâu bán vé.

Bạn Nguyễn Mạnh Hưng (Cống Vị, Hà Nội) cho biết khá hào hứng với việc Hà Nội cho mở lại các rạp chiếu phim. Hưng và nhóm bạn cấp 3 đã lên kế hoạch đi xem phim vào sáng thứ 7 (12/2).

“Chắc cứ tuân thủ các quy định phòng dịch cũng không sao. Vì bọn em đều đã tiêm ít nhất 2 mũi, nếu chẳng may có mắc thì cũng nhẹ”, Hưng lạc quan cho biết.

Ngược lại Hưng, mẹ cậu lại tỏ ra lo lắng khi số ca mắc mới ở Hà Nội và các địa phương bật tăng sau dịp Tết Nguyên đán. Chị lo lắng trong rạp chiếu phim môi trường kín, các bạn trẻ lại chủ quan không tuân thủ việc phòng dịch (đi xem phim, đi uống nước cùng nhau… mà không đeo khẩu trang) thì rất dễ lây nhiễm.

“Không cho con đi cũng không được, vì giờ bình thường mới rồi. Mà cho con đi thì lo, tôi cũng chỉ biết dặn con hạn chế không ăn uống ở rạp, đặc biệt ăn chung bỏng ngô với các bạn… “, chị Thảo kể.

Mặc dù việc mở cửa trở lại rạp chiếu phim, địa điểm văn hóa nghệ thuật hay các điểm tham quan, di tích… cho thấy cuộc sống đang dần trở lại theo cách bình thường mới, người dân có thể vui chơi, giải trí ở từng địa điểm tùy theo sở thích nhưng nhiều người cũng bày tỏ sự lo lắng. Việc tập trung đông người tại các điểm chiếu phim và biểu diễn văn hóa dễ dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trước những băn khoăn của người dân, PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, trong bối cảnh cả nước đang dần mở lại các hoạt động, với độ phủ vắc xin rộng, tình hình dịch hiện vẫn đang được kiểm soát. Dù mở cửa các hoạt động nhưng vẫn song hành với giải pháp chung sống an toàn.

Theo đó, chuyên gia này cho rằng, chính quyền địa phương không được phép “buông trôi”, “thả lỏng” mà phải có các biện pháp thích ứng an toàn, thực hiện nghiêm biện pháp 5K.

Ông Phu cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc phòng dịch từ các cơ quan chức năng của các địa phương, của các rạp chiếu phim thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người dân.

Theo đó, người dân khi thấy có biểu hiện của bệnh thì cần ở nhà, tránh tiếp xúc với người xung quanh để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

“Rạp chiếu phim có môi trường kín nên khi tiếp xúc gần vẫn có nguy cơ cao. Do đó mỗi người vẫn phải thực hiện đúng quy định các biện pháp phòng bệnh để giảm nguy cơ (thực hiện 5K: khử khuẩn, khai báo y tế, khoảng cách, đặc biệt đeo khẩu trang khi đi xem phim).

Những người đi xem phim vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng bệnh Covid-19 ở những nơi nguy cơ cao, tiếp xúc gần, nhất là trong phòng kín. Do đó, tùy theo hoàn cảnh mà chúng ta có sự linh hoạt trong 5K để làm sao có được phương án phòng bệnh tốt nhất”, PGS.TS. Trần Đắc Phu khuyến cáo.

N. Huyền 

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đang cập nhật dữ liệu !