Hà Nội: Học phí sắp tăng gấp đôi, phụ huynh áp lực vì... cái gì cũng tăng!

Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến phản biện về dự kiến tăng học phí công lập năm học 2022- 2023 trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, HĐND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026.

Theo nội dung dự thảo, các địa bàn của thành phố Hà Nội được chia thành bốn vùng để xét thu học phí khác với trước đây thành phố chỉ chia thành ba vùng, gồm thành thị, nông thôn và miền núi.

Cụ thể, 12 quận nội thành và các phường tại thị xã Sơn Tây thuộc vùng 1; các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành là vùng 2; các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện, thị thuộc vùng 3; còn lại các xã miền núi được xếp vào vùng 4.

Dự thảo nghị quyết được xây dựng theo khung học phí mới tại Nghị định 81 của Chính phủ. Học phí dự kiến của Hà Nội ở mức sàn, tức mức thu thấp nhất.

Cụ thể, năm học 2022- 2023, với các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí vùng 1 và 2 là 300.000 đồng mỗi tháng. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (vùng 3) và từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng (vùng 4).

Như vậy, học phí tăng khoảng gấp đôi năm ngoái, trừ bậc trung học phổ thông vùng 1 và 2 có mức học phí tăng từ 217.000 đồng năm 2021 lên 300.000 đồng.

Nội dung dự thảo cũng nêu rõ, bậc tiểu học được miễn học phí. Mức thu trên là căn cứ để hỗ trợ cho học sinh tiểu học tư thục hoặc học sinh tư thục thuộc diện hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, dự thảo đưa ra quy định mức trần học phí năm học 2022-2023 từ 2,4 triệu đồng đến 3,2 triệu đồng/học sinh/tháng.

HĐND thành phố Hà Nội dự kiến mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành; mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tại hội nghị, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội thì cho rằng, việc quan trọng nhất là làm sao học phí phải tương đương với chất lượng giảng dạy của nhà trường, đề nghị ghi rõ cơ quan quản lý chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục hiện nay và công bố công khai.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng, nếu Hà Nội không tăng học phí trong năm 2022- 2023 thì sang năm phải tăng gấp đôi và sang năm nữa sẽ phải tăng gấp 3 theo lộ trình. Ông Cương nêu, như TP.HCM mấy năm không tăng học phí, nên mới có chuyện học phí trong năm học tới tăng 5 lần. "Hà Nội tăng từ từ", ông Cương nói.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nêu: Việc thu học phí hiện nay của Hà Nội chỉ đủ 19% cho tổng chi cho giáo dục, còn 81% nhà nước phải chi. Việc thu học phí sẽ chi 90% trả lương cho giáo viên còn 10% chi cho các phần tái đầu tư khác.

Trước thông tin Hà Nội vừa có dự thảo về việc tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng.

Bởi lẽ, trong tình hình thực tế hiện nay thì không chỉ học phí, giá cả hầu hết mặt hàng cần cho sinh hoạt đều tăng. Chị Nguyễn Thị Thu Phương (quận Cầu Giấy) thừa nhận với mức thu nhập như hiện tại, không chỉ gia đình chị mà nhiều gia đình khác cũng luôn đau đầu về các khoản chi tiêu.

Những người có công việc bấp bênh như gia đình chị Phương (vợ bán trà đá, chồng chạy xe ôm) càng lo lắng hơn.

“Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chúng tôi phải tạm ngừng công việc, thu nhập giảm sút rất nhiều.

Đến nay, khi cuộc sống bình thường trở lại, chúng tôi vẫn chưa thể ổn định kinh tế. Nghe tin Hà Nội có dự thảo tăng học phí năm học mới, tôi rất lo lắng.

Với gia đình thu nhập thấp, tăng học phí gấp đôi đó là khoản tiền không nhỏ. Tất nhiên, dù học phí tăng thế nào, chúng tôi vẫn cố gắng cho con đi học, chỉ là lo lắng nhiều hơn và phải tiết kiệm nhiều hơn nữa”, chị Phương nói.

Cùng chung cảnh ngộ, gia đình anh Phi Hùng (quận Bắc Từ Liêm) cũng đau đầu khi nghĩ đến học phí năm học tới vì thông thường đầu năm học luôn là khoảng thời gian khó khăn về tài chính với gia đình bởi giá cả leo thang mà tiền lương vẫn vậy, giờ học phí lại tăng gấp đôi quả là áp lực không nhỏ.

"Là nhân viên kinh doanh, công việc của tôi suốt 2 năm qua luôn bị gián đoạn khi công ty phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Gần đây, công việc vừa tạm ổn định thì giờ lại phải đối mặt với mối lo xăng tăng, học phí tăng.

Học phí tăng trong khi trường lớp thi vẫn thiếu, cơ sở vật chất thì không đảm bảo thực sự là trăn trở rất lớn của những phụ huynh có 2 con như tôi. Hơn nữa, tăng thì cũng phải có lộ trình, tăng từ từ chứ liền lúc tăng gấp đôi thì thực sự đẩy thế khó về phía phụ huynh", anh Hùng nói.

Hà Nội dự kiến tăng học phí gấp 2 lần: Sao phải vội vàng ngay sau dịch?

Hà Nội dự kiến tăng học phí gấp 2 lần: Sao phải vội vàng ngay sau dịch?

HĐND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !