Hà Nội dự kiến tăng học phí gấp 2 lần: Sao phải vội vàng ngay sau dịch?

HĐND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.

Theo đó, trong năm học 2022-2023, dự kiến mức học phí trung học cơ sở từ 50.000-300.000 đồng/tháng, tăng gấp đôi so với mức 19.000-155.000 đồng đang áp dụng.

Hầu hết các bậc còn lại cũng có mức tăng tương tự. Cụ thể, học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi năm học 2022-2023 ở vùng 1 và vùng 2 là 300.000 đồng, với vùng 3 là 100.000-200.000 đồng, vùng 4 là 50.000-100.000 đồng/tháng.

Trước thông tin học phí từ năm học tới có thể tăng gấp đôi, nhiều phụ huynh trên địa bàn Hà Nội tỏ ra khá lo lắng, nhất là vừa trải qua đợt dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng lớn đến thu nhập.

Chị Nguyễn Thu Hà (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho hay: “Chi phí học tập cho các con tăng lên sẽ là gánh nặng về tài chính đối với phụ huynh, nhất là những gia đình không có công việc ổn định.

Thời gian dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của nhiều hộ gia đình. Vì vậy theo tôi, học phí có thể tăng nhẹ hoặc tăng theo lộ trình để giúp phụ huynh thích ứng dần, đồng thời cũng cần có chính sách hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, để việc tăng học phí không ảnh hưởng đến việc học của con em chúng tôi”.

Hai vợ chồng chị Hà làm công nhân ở Đông Anh, tổng thu nhập khoảng 14 triệu đồng/tháng. Nghe tin Hà Nội có dự thảo tăng học phí năm học mới, chị Hà lo lắng. "Với gia đình thu nhập thấp, phải ở trọ như chúng tôi, đó là khoản tiền không nhỏ. Tất nhiên, dù học phí tăng thế nào, chúng tôi vẫn cố gắng cho con đi học nhưng lại phải chi tiêu tiết kiệm hơn", chị Hà chia sẻ.

Tương tự, chị Nguyễn Hà Phương (huyện Đông Anh) cũng lo lắng trước mức học phí mới. Gia đình chị Phương đều làm công nhân trong khu đô thị Bắc Thăng Long, trừ tiền thuê trọ và ăn uống thì còn chưa đầy 10 triệu đồng.

“Học phí của các con tăng gần gấp đôi sẽ gây sức ép không nhỏ cho những gia đình công nhân như chúng tôi trong bối cảnh vật giá leo thang và chưa hồi phục kinh tế sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc làm ăn còn khó khăn, trong khi nhiều thứ đang tăng giá. Rồi nhiều khoản khác cho con như tiền ăn bán trú, phục vụ bán trú, học buổi hai... cũng đều tăng. Tổng chi phí cho hai con học mỗi tháng đã ngốn gần hết thu nhập của hai vợ chồng".

{keywords}
Học phí tăng thực sự là áp lực với nhiều gia đình. (Ảnh minh họa)

Thực tế, dù ở Hà Nội nhưng vẫn còn nhiều gia đình khó khăn, nhất là ở thời điểm này, cuộc sống mới chỉ có thể gọi là tạm ổn trong quá trình phục hồi kinh tế.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá cả nhiều loại hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế đều tăng, các địa phương chưa nên tăng học phí ở thời điểm hiện tại mà cần phải chọn thời điểm hợp lý hơn để việc tăng học phí không tạo thêm gánh nặng cho phụ huynh.

Các địa bàn trên thành phố được chia thành 4 vùng để xét thu học phí, cụ thể:

Vùng 1: 12 quận nội thành và các phường tại thị xã Sơn Tây;

Vùng 2: các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành;

Vùng 3: các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện;

Vùng 4: các xã miền núi thuộc các huyện.

Trong 3 năm học sau đó, học phí tăng theo từng năm. Cụ thể như sau:

{keywords}
{keywords}

Hoàng Thanh

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !