Hà Nội: “Công dân học tập phải phấn đấu là những công dân số”

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội nhưng không vì thế mà việc học bị dừng lại mà phải thích ứng linh hoạt với điều kiện bình thường mới. Khi ấy, những công dân học tập phải phấn đấu là những công dân số.

Đại diện Hội Khuyến học thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh cho biết, thời gian qua, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của thành phố Hà Nội đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu với nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú, hiệu quả. Các mô hình học tập như “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” không ngừng phát triển, làm nền tảng vững chắc cho việc xây dựng xã hội học tập. 

Hiện nay, Hội Khuyến học TP Hà Nội từng bước thí điểm các mô hình học tập, công dân học tập. Chẳng hạn, khi Hội Khuyến học Việt Nam triển khai mô hình công dân học tập tại 3 địa phương tại mỗi tỉnh, thành phố thì Hà Nội có tới 24 đơn vị quận, huyện, trường đại học, cao đẳng đăng ký triển khai thí điểm.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội nhưng không vì thế mà việc học bị dừng lại. Điều đó buộc chúng ta phải thích ứng linh hoạt với điều kiện bình thường mới. Khi ấy, những công dân học tập phải phấn đấu là những công dân số.

Bây giờ cư dân mạng rất nhiều nhưng công dân số mới là mục tiêu chúng ta hướng đến bởi họ là những người am hiểu luật pháp, có bản lĩnh và chính kiến để nhận thức đúng các vấn đề trong “biển thông tin” internet.

{keywords}
Công dân học tập cũng sẽ phấn đấu là những công dân số. (Ảnh minh họa)

Trong xu thế này, vừa qua, Trường Đại học Mở Hà Nội cũng đã tổ chức một khóa học trang bị kỹ năng tự học qua điện thoại thông minh. Họ cũng sẵn sàng có những đội tình nguyện để hướng dẫn tới từng quận, huyện, thị xã của Hà Nội trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội tiếp tục củng cố tổ chức hội, phát triển hội viên bởi công tác của hội khuyến học không chỉ là chăm lo quyền lợi cho hội viên mà là góp phần thúc đẩy phong trào học tập của toàn xã hội.

Năm 2022, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức hội và hội viên, phấn đấu nâng tỷ lệ hội viên đạt tỷ lệ 18% dân số toàn thành phố; nâng tỷ lệ các mô hình học tập tăng từ 2% đến 5% so với năm 2021. Đồng thời, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội sẽ triển khai mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn toàn thành phố. 

Trước đó, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội cũng đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với ba nội dung cơ bản: Phát động, tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua của Hội và thành phố; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khen thưởng, đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng. 

Hiện nay Hội Khuyến học TP Hà Nội có số hội viên trên tổng dân số đạt 17%, trong khi mức chỉ tiêu của Hội Khuyến học Việt Nam đặt ra là 15%. Về xây dựng tổ chức hội, ngoài 30 quận huyện, thị xã, Hội Khuyến học TP Hà Nội còn vận động được 29 tổ chức khuyến học ở các trường cao đẳng, đại học tham gia.

Ở Hà Nội, các phong trào khuyến học, khuyến tài được thực hiện sôi nổi từ cơ sở đến thành phố; việc xây dựng quỹ khuyến học được thực hiện từ từng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị. Mức bình quân tiền quỹ tính trên đầu người dân của Hà Nội đạt gần 50.000 đồng/người dân (mức quy định chung của Hội Khuyến học Việt Nam là 30.000 đồng/người dân). Hà Nội cũng có những mô hình hay như dân vận khéo trong xây dựng quỹ khuyến học các cấp của quận Cầu Giấy; dân vận khéo trong lôi cuốn người lớn vào phong trào học tập, học nghề của phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân)...

Đặc biệt, Hà Nội đi đầu về đẩy mạnh khuyến học đối với người lớn. Những năm qua, các tổ chức khuyến học của Hà Nội đưa điều kiện học tập đến gần với người dân hơn thay vì chỉ hoạt động tại xã, phường. Theo đó, các nhà văn hóa của khu dân cư cũng thành nhà khuyến học, nơi người lớn, trẻ nhỏ đều đến học. Những nhà khuyến học này ngoài được đầu tư từ cấp ủy, chính quyền địa phương còn nhận được nguồn vốn của chính người dân vì tính hiệu quả thiết thực.

Hoàng Thanh

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Học sinh lớp 4 bất tỉnh tại trường, tử vong sau 19 ngày điều trị

Một học sinh lớp 4 tại TP Hải Dương đã ngất xỉu sau khi diễn văn nghệ, nhà trường và gia đình đưa trẻ đến đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng sau 19 ngày, em đã không qua khỏi.

Tạm dừng tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy sau vụ học sinh tử vong

Sau sự việc 2 người bị nước cuốn tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, chính quyền địa phương đã tạm dừng hoạt động tham quan tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).

Học sinh Hà Nội tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Đoàn không báo cáo chính quyền

Liên quan đến vụ đuối nước khiến 2 người tử vong (1 học sinh và 1 phụ huynh) tại vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, Nam Định), Chủ tịch UBND xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy) cho biết, khi đoàn đến không thông báo cho chính quyền địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !