Hà Nội cho đi học từ 6/12: Rà soát học sinh theo nơi ở, gửi quận quyết định mở cửa trường nào

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết các trường được phép tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp ngày 6/12 khi nằm trong khu vực có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2.

 

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã, các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố về việc tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 6/12.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội thì các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã/phường/thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 cho phép học sinh một số khối lớp trở lại trường học tập sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 6/12.

Trường học gấp rút chuẩn bị

Từ chiều qua, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành công tác dọn dẹp vệ sinh cũng như khử khuẩn để chuẩn bị tốt nhất khi đón học sinh quay lại trường.

Đại diện Trường THPT Tây Hồ cho biết trường này đã thuê đơn vị đến phun muỗi toàn bộ các phòng học, phòng chức năng, khu vực chậu hoa, cây cảnh, mở cửa để lưu thông không khí.

Nhân viên y tế bổ sung danh mục thuốc men, thiết bị y tế được dùng trong trường học. Được biết, trường này cũng đầu tư mua mới 5 máy đo thân nhiệt kết hợp sát khuẩn tay đặt ở lối vào cổng trường. Khi có máy móc thay cho cán bộ, giáo viên đứng ở cổng trường đo nhiệt độ cho các em sẽ giúp hạn chế tiếp xúc, đồng thời đỡ vất vả cho thầy cô.

Trước mắt, nhà trường sẽ sàng lọc học sinh ở các phường, xã và gửi danh sách về Quận Tây Hồ. Sau đó, cơ quan quản lý sẽ rà soát và có quyết định cuối cùng về việc mở cửa trường học. 

Còn tại quận Hà Đông, công tác rà soát các điều kiện an toàn như vệ sinh trường lớp, khử khuẩn, kẻ vạch phân luồng,... đang được các trường học gấp rút thực hiện.

"Ngoài sự chuẩn bị từ phía nhà trường, điều quan trọng là các con học sinh tự ý thức trong công tác phòng, chống dịch, nghiêm chỉnh thực hiện 5K theo quy định của Bộ Y tế.

Phương án các nhà trường đưa ra là tăng cường quản lí học sinh trong từng lớp học. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức phòng, chống dịch của học sinh, khuyến cáo các con mang theo dùng đồ dùng riêng, hạn chế tụ tập đông người,...

Bên cạnh đó, các trường đều bố trí phòng cách ly, phòng y tế, các trang thiết bị, khẩu trang dự trữ,… kích hoạt phương án chống dịch ở mức cao nhất", bà Phạm Thị Lệ Hằng – Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông chia sẻ.

Để đón học sinh trở lại trường học, điều kiện quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào yếu tố dịch bệnh trên địa bàn. Do đó, các trường học đều chuẩn bị song song 2 phương án dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến, để không bị động trong mọi tình huống tiếp theo. 

{keywords}
Ảnh minh họa

Còn tại huyện Đan Phượng, phương án các trường đưa ra là giãn cách giữa các lớp học, phân luồng học sinh, bố trí thời gian vào lớp, tan lớp cách nhau 5-10 phút để tránh tập trung đông người tại khu vực cổng trường.

Thừa nhận thực thế hiện nay, khi Hà Nội liên tục xuất hiện các ca F0 trong cộng đồng, tâm lí phụ huynh có phần lo lắng, băn khoăn, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng co sở giáo dục phải thực hiện tất cả những phương án an toàn nhất trong điều kiện có thể. Đồng thời, khảo sát ý kiến cha mẹ học sinh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh yên tâm cho con đi học trực tiếp. 

Học sinh háo hức, phụ huynh lo lắng

Nghe tin sắp tới được đến trường, nữ sinh Nguyễn Thu Hà, học sinh lớp 10 trường THPT Bất Bạt háo hức vô cùng vì sắp được gặp các bạn sau thời gian dài mới chỉ quen nhau trên lớp học online.

Hiện Hà và các bạn trong lớp cũng đã được tiêm vắc xin.

“Em mong từng ngày để được đến trường vì suốt thời gian qua em mới quen có 2 bạn cùng lớp. Nếu quay lại trường em cũng sẽ chú ý các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ bản thân và những người xung quanh”, Hà nói.

Vui mừng khi con gái sắp được đến trường gặp thầy cô, bạn bè sau gần nhiều tháng nghỉ dịch, nhưng chị Nguyễn Hà Thương (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng lo lắng khi hôm qua thành phố ghi nhận hơn 700 ca mắc mới theo báo cáo của Bộ Y tế.

“Mong mỏi cho con được đến trường nhưng tôi cũng rất lo lắng, bất an vì hiện nay các con mới chỉ được bảo vệ bằng 1 mũi vắc xin. Dù thế nếu trường học của con gái đươc mở cửa, chị sẽ trang bị cho con khẩu trang, kính chắn giọt bắn, nước rửa tay sát khuẩn, bình nước giữ nhiệt, tăng cường cho con uống nước cam và dặn con hạn chế tối đa tụ tập ở sân trường, sau giờ học để đảm bảo an toàn”, chị Thương nói.

 Hoàng Thanh

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Con chưa vào lớp 1, tôi đã mạnh tay 'đầu tư' chọn cô giáo chủ nhiệm

Trở về nhà sau chuyến đi nghỉ cuối tuần, dù mệt nhưng việc đầu tiên tôi nghĩ tới là bốc máy gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con: “Cô ơi, cô có nhà không chị mang ít đồ qua? Nhà cháu mới về quê, có ít rau quả sạch, ông bà gửi biếu cô”.

Từ quyết định 'quay xe' đến Huy chương Vàng Olympic quốc tế của nam sinh Bắc Giang

Theo đội tuyển Toán tới hết học kỳ I năm lớp 9, Trương Phi Hùng đã quyết định từ bỏ và thử sức với môn Vật lý. Sau những nỗ lực, nam sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang) đã giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !