Phụ huynh Hà Nội 'đau đầu' không biết con mình có thuộc diện được đi học trực tiếp

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, khi trường học mở cửa, học sinh cư trú tại địa bàn có nguy cơ cao, mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 thì nhà trường bố trí học trực tuyến.

Hiện Hà Nội đã chốt phương án cho học sinh lớp 10, 11, 12 của các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội sẽ đi học trực tiếp từ ngày 6/12.

Theo đó, các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 cho phép học sinh một số khối lớp trở lại trường học sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể như sau:

Đối với các huyện, thị xã: Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp (khối lớp 9 tiếp tục triển khai học trực tiếp theo kế hoạch trước đó); học sinh cấp tiểu học và học sinh khối lớp 6, 7, 8 học trực tuyến; trẻ mầm non nghỉ tại nhà.

Đối với các quận: Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp; học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở học trực tuyến; trẻ mầm non nghỉ tại nhà.

{keywords}
Ảnh minh họa

Về việc, phụ huynh băn khoăn là nếu trường học đủ điều kiện mở cửa nhưng học sinh lại cư trú ở nhiều vùng khác nhau và có những học sinh cư trú ở vùng có nguy cơ dịch bệnh cao thì học trực tuyến hay học trực tiếp, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Những trường có học sinh cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau cần nắm rõ thông tin của học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học trở lại của địa phương nơi học sinh cư trú để bố trí linh hoạt giữa học trực tiếp và học trực tuyến nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh.

Đối với học sinh cư trú tại địa bàn có nguy cơ cao, mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4, nhà trường bố trí học trực tuyến”.

Cũng theo ông Trần Thế Cương, trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Phụ huynh băn khoăn không biết con mình có thuộc nhóm được đến trường

Mong ngóng từng ngày để con được đến trường, chị Hà Thái An - phụ huynh tại quận Hà Đông chia sẻ: “Tôi đề nghị thành phố công bố luôn danh sách các xã phường nào thuộc cấp độ dịch nào thì các con cứ thế khai theo chứ giờ đi tìm thông tin thế này cũng khó. Nói thật giờ không theo dõi hằng ngày nên mình đâu có biết phường nhà mình có F0 trong vòng 14 ngày hay không, rồi khai nhầm lại nguy hiểm”.

Chị Nguyễn Thu Trà (huyện Hoài Đức) cũng cho rằng nếu thành phố không công bố các phường thuộc cấp độ dịch nào cho học sinh căn cứ để đi học thì bố mẹ giờ khác nào kiêm cả nhiệm vụ truy vết F0, sao mà biết được phường mình ở cấp độ nào, lại còn theo dõi 14 ngày trước 6/12 là làm khó học sinh và phụ huynh rồi.

“Không công bố cụ thể phường thuộc cấp độ dịch nào thì làm sao biết có thuộc diện được đi học hay không. Thông tin hông rõ thế này có khác nào cô giáo làm ở CDC, bố mẹ làm truy vết ở phường thì mới biết được phường mình có F0 ngày nào. Giờ toàn thấy công bố là quận có số lượng bao nhiêu F0 chứ có ghi rõ phường nào, ngõ nào đâu mà biết”, anh Trần Minh Quân (quận Hai Bà Trưng) nói.
Hà Nội: Trường học mở cửa nhưng có một số học sinh cư trú vùng nguy cơ cao, xử trí thế nào?

Hà Nội: Trường học mở cửa nhưng có một số học sinh cư trú vùng nguy cơ cao, xử trí thế nào?

UBND TP Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT cho toàn bộ học sinh THPT và một số khối lớp khác đi học trực tiếp từ thứ Hai ngày 6/12.

Hoàng Thanh

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !