Hà Nội bỏ quy định qua 14 ngày không có F0 mới được mở trường dạy, học trực tiếp

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc, trong đó bỏ quy định "trong 14 ngày tính đến thời điểm 30/11/2021 không có ca F0 trong cộng đồng", nhằm nới rộng điều kiện mở cửa trường học trực tiếp.

Hôm nay (3/12), Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã, các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố về việc tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 6/12.

Theo đó, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã/phường/thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 cho phép học sinh một số khối lớp trở lại trường học tập sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}
Nhiều trường chuẩn bị cơ sở vật chất đón học sinh

Đối với các huyện, thị xã sẽ cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên khối đi học trực tiếp, (riêng khối lớp 9 tiếp tục triển khai học trực tiếp theo kế hoạch). Học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6, 7, 8 của cấp trung học cơ sở học trực tuyến, học sinh mầm non nghỉ tại nhà.

Đối với các quận sẽ học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp; học sinh cấp tiểu học và cấp THCS trực tuyến, trẻ mầm non nghỉ tại nhà. Thời gian thực hiện từ ngày 6/12.

Như vậy, ở văn bản mới nhất ngày 3/12 của Sở GD&ĐT Hà Nội, không còn quy định "trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30/11 không có các ca F0 trong cộng đồng" mới được mở cửa trường học. So với phương án trình trước đó, văn bản lần này của Sở GD&ĐT Hà Nội có nới rộng hơn về điều kiện mở cửa trường học.

Nhằm đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 giáo viên chưa tiêm đủ hai mũi vaccine phòng chống Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 01 buổi/ngày. 

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. 

Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình thực tiễn, diễn biến của dịch tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo và trình UBND TP lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 

Nhiều trường lo khó đảm bảo giãn cách khi mở cửa trường

Thầy Hoàng Đình Xuân - Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết hơn 96% học sinh của trường này đã được tiêm vắc xin mũi 1 và hiện còn 2 giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin mũi 2.

“Để đón học sinh quay lại trường, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất. Về việc cho học sinh quay lại trường, đảm bảo giãn cách mà chia đôi lớp học thì sẽ khá khó khăn cho các trường về số lượng phòng học cũng như đội ngũ giáo viên để đáp ứng việc dạy học trên lớp vì nhiều trường không đủ số phòng học và hiện cũng thiếu nhân lực”, thầy Xuân nói.

Thầy Xuân cho biết thêm: “Hiện nay số ca F0 tại Hà Nội tăng lên nhanh chóng nên số ca F1, F2 cách ly tại khu cách ly hoặc ngay cả cách ly tại nhà thì việc tổ chức dạy học cho những học sinh này cũng rất khó khăn, bố trí thời khóa biểu cho học sinh bất cập, vô hình tạo áp lực cho giáo viên khi vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến”.

Đại diện Trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) băn khoăn: “Sở GD&ĐT yêu cầu các trường phải đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường, nhưng trong các tiêu chí về an toàn có việc giãn cách học sinh sẽ rất khó thực hiện. Toàn trường có 48 lớp, mỗi lớp có sĩ số từ 40-46 học sinh, bàn dài 1,2m. Trường phải chia làm 2 ca, lớp 12 và một nửa khối lớp 10 học buổi sáng, lớp 11 và một nửa còn lại lớp 10 học buổi chiều. Như vậy mỗi ca học có 24 lớp đã được xếp kín vào 24 phòng học hiện có, trường chưa tính được phương án nào để có thể giãn cách đảm bảo theo yêu cầu”.

Đánh giá việc tổ chức dạy học trực tiếp hiện nay là điều không dễ dàng, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để đảm bảo an toàn cho học sinh, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !