Hà Nội: 23 dự án vào danh sách thanh tra quỹ đất xây nhà ở xã hội

Khu đô thị The Manor Central Park của Công ty CP Bitexco, khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 của HUD; khu đô thị mới CEO Mê Linh... đều nằm trong danh sách thanh tra quỹ đất xây nhà ở xã hội.

Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã gửi cung cấp danh mục các dự án thuộc diện phải dành quỹ đất nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 – 2021 tới cơ quan Thanh tra Bộ Xây dựng.

Theo đó, danh sách Sở Xây dựng cung cấp có 23 dự án nhà, khu đô thị Hà Nội thuộc diện thanh tra về việc dành 20% quỹ đất dự án để xây nhà ở xã hội. Sau khi nhận được đầy đủ, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục cung cấp danh mục tới Thanh tra Bộ Xây dựng.

{keywords}
Khu đô thị The Manor Central Park của Công ty CP Bitexco cũng nằm trong danh sách thanh tra quỹ đất xây nhà ở xã hội.

Cụ thể, theo danh sách này có 7 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu nhà ở bao gồm: Dự án Xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở thấp tầng ở khu tái định cư Đông Hội, Đông Anh do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư'.

Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì ở phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Xây lắp Thương mại 1 (chuyển tên người sử dụng đất sang Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà DAC).

Khu nhà ở, văn phòng, nhà trẻ và trường tiểu học tại ngõ 622 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng do Công ty Bánh kẹp Hải Châu và Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội số 5 làm chủ đầu tư.

Khu nhà ở Tây Mỗ do Công ty CP Contrexim số 1 làm chủ đầu tư.

Nhóm nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm và phường Mỗ Lao, quận Hà Đông do Công ty CP Đầu tư Xây dựng số 4 và Công ty CP Đầu tư Xây dựng NHS làm chủ đầu tư.

Khu nhà ở Minh Đức ở xã Tiền Phong, Mê Linh do Công ty CP Đầu tư Thương mại Du lịch Minh Đức làm chủ đầu tư.

Khu nhà ở tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 – Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư.

Cùng với đó, danh sách có 16 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị như: Khu đô thị Nam đường vành đai 3 (The Manor Central Park) do Công ty CP Bitexco làm chủ đầu tư.

Khu đô thị Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai do Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi làm chủ đầu tư.

Khu đô thị HUD Sơn Tây ở thị xã Sơn Tây do HUD làm chủ đầu tư.

Khu đô thị mới CEO Mê Linh tại các xã Tráng Việt, Mê Linh, Văn Khê và Đại Thịnh, huyện Mê Linh do Công ty TNHH CEO quốc tế làm chủ đầu tư.

Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Minh Giang làm chủ đầu tư.

Khu đô thị mới Đại Kim ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai do Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư.

Khu đô thị làng hoa Tiền Phong ở xã Tiền Phong, Mê Linh do Công ty CP Đầu tư Bất động sản Prime land làm chủ đầu tư.

Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 ở các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh (huyện Mê Linh) do HUD làm chủ đầu tư.

Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai do Liên danh Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ Hà Thành, Công ty CP Kinh doanh Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội và Công ty CP Licogi 16 làm chủ đầu tư.

Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside 2 ở quận Long Biên; Khu chức năng đô thị Thịnh Liệt ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai; Khu đô thị mới tại lô đất N1, N3 Quốc Oai do Công ty CP Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư.

Khu đô thị và dịch vụ Tây Quốc Oai do Công ty TNHH liên doanh Hanoi Westgate làm chủ đầu tư.

Dự án thành phố Công nghệ xanh ở quận Nam Từ Liêm; Khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70 ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty CP Thương mại Ngôi nhà mới làm chủ đầu tư.

Khu đô thị Gia Lâm tại các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn (Gia Lâm) do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Gia Lâm làm chủ đầu tư.

Nghị định 49 có hiệu lực từ ngày 1/4/2021 để thay thế cho Nghị định 100 về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội với nhiều quy định cụ thể.

Theo đó, trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 2ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc nhỏ hơn 5ha tại các đô thị loại II và loại III, chủ đầu tư không phải dành quỹ đất 20%, nhưng có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với trường hợp thuộc diện phải bố trí quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định, nhưng do có sự thay đổi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của địa phương dẫn đến việc bố trí quỹ đất 20% không còn phù hợp thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận....

Minh Thư

Một dự án nhà ở xã hội kỷ lục ‘vua’ bán nhà, mở bán 24 lần vẫn chưa hết

Một dự án nhà ở xã hội kỷ lục ‘vua’ bán nhà, mở bán 24 lần vẫn chưa hết

Khá xa trung tâm Hà Nội, cộng với nhiều ‘tai tiếng’ khiến dự án nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long phải tiếp tục nhận hồ sơ mua nhà lần thứ 24 khi còn tới 208 căn cho thuê và 64 căn để bán.

 

 

Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, dự báo tiếp tục tăng giá

Theo chuyên gia, trong năm 2023 vẫn hiện hữu các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản ở Hà Nội tăng. Đặc biệt với loại hình chung cư khi nguồn cung eo hẹp, nhu cầu lớn, xu hướng giá tiếp tục neo ở mức cao.

Cân nhắc đề xuất tăng thuế với nhà ở chậm đưa vào sử dụng

Theo VCCI, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm du lịch, giải trí cao cấp

Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa được định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cao cấp có thương hiệu, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.