Gương mặt và biệt danh "đáng yêu" của vận động viên SEA Games 27

Kình ngư Hoàng Quý Phước, Quyết "rừng", Hùng “Bất Di”, Hoa “béo”... là một số tên gọi "đáng yêu" của vận động viên Việt Nam sẽ tham dự SEA Games 27 tại Myanmar.
Gương mặt và biệt danh
Kình ngư Hoàng Quý Phước

Kình ngư Hoàng Quý Phước (cao 1,83m) của Đà Nẵng sẽ được nhận vinh dự cầm cờ tham dự diễu hành của Đoàn Thể thao Việt Nam trong lễ khai mạc SEA Games 27 tại Myanmar.

Tại các kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á trước, các vận động viên cầm cờ cho Việt Nam cũng đều là các tuyển thủ đẳng cấp, cao trên 1,80m như: Nguyễn Thanh Quyền, Nguyễn Văn Hùng, Ngô Văn Kiều…

Ngoài tài năng, các VĐV thể thao Việt Nam còn được đông đảo người hâm mộ biết đến với những biệt danh độc đáo.

Đối với người hâm mộ cũng như truyền thông, các tuyển thủ thường được gọi với tên họ đầy đủ. Nhưng trong các buổi tập với đồng đội, HLV, các cầu thủ thường gọi nhau bằng những biệt danh độc đáo để dễ bề phân biệt.

Gương mặt và biệt danh
Nguyễn Văn Quyết "chết" tên với biệt danh Quyết "rừng".

Ở đội U23 Việt Nam, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết thường được gọi là Quyết “rừng”. Theo như các đồng đội của Quyết thì lúc mới đá bóng, bộ dạng của Quyết chẳng khác gì người rừng nên mới "chết tên" từ đó. Trong khi đó, đội phó Nguyễn Mạnh Dũng thường được gọi là Dũng “con” do có thể hình khá nhỏ con.

Tuy nhiên, đó chưa phải là những biệt danh độc đáo nhất của U23 Việt Nam. Hậu vệ Lê Quang Hùng được mọi người là Hùng “Bất Di” do nhà của anh ở Vụ Bản (Nam Định) gần với nhà giam Bất Di. Trong khi đó tiền vệ Lê Văn Thắng chết tên với biệt danh Thắng “điếc”.

Gương mặt và biệt danh
Lê Văn Thắng được biết đến với biệt danh Thắng "điếc".

Ngoài các biệt danh do các đồng đội gọi nhau, các cầu thủ U23 Việt Nam còn được biết đến với những biệt danh do người hâm mộ đặt. Tiền vệ Hoàng Danh Ngọc từng được xem là “cậu bé hư” do tính tình ngang bướng, hành xử bốc đồng. Nhưng 2 năm trở lại đây, Danh Ngọc đã thay đổi rất nhiều, trở thành cầu thủ quan trọng của U23 Việt Nam. Hay như tiền đạo Hà Minh Tuấn thường được gọi là “Huỳnh Đức đệ nhị” do có ngoại hình và lối chơi khá giống với tiền đạo lừng danh một thời của bóng đá Việt Nam.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam rất được yêu quý nên các VĐV được ưu ái đặt cho những nickname rất kêu. Chủ công Phạm Thị Yến được biết đến với biệt danh “búa máy” nhờ những cú đập bóng sấm sét dứt điểm trên lưới. Trong khi đó, chị họ của Yến là Đỗ Thị Minh được các đồng đội trìu mến gọi là Minh “cụ rùa”.

Gương mặt và biệt danh
Chị em Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh có những biệt danh rất độc. Ảnh: Volleyball.vn

Phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa của Bình Điền Long An được gọi là Hoa “bé” để phân biệt với Hoa “béo”- Hà Thị Hoa của Ngân hàng Công Thương. Trong khi đó, Phạm Thu Trang được gọi là Trang “gầy” do thể hình dong dỏng cao của mình. VĐV trẻ Âu Hồng Nhung thường được gọi là Nhung “ngưu” trong khi Nguyễn Thị Xuân, đội trưởng của đội Ngân hàng Công Thương được CĐV thân thiết gọi là Xuân “gà”.

Gương mặt và biệt danh
Nhung "ngưu" là một trong những VĐV đẹp nhất của đội bóng chuyền nữ.

Ở đội bóng chuyền nam, chủ công Ngô Văn Kiều được biết đến với biệt danh “Oanh tạc cơ”. Rất tiếc tại SEA Games năm nay, Kiều không thể tham dự do chấn thương. Một chủ công khác là Bùi Văn Hải được gọi là Hải “dứa” do quê nhà Thạch Thành của anh trồng rất nhiều dứa.

Nickname theo thành tích, ngoại hình, đặc điểm thi đấu

Võ sĩ karatedo Nguyễn Hoàng Ngân gắn liền với biệt danh “nữ hoàng kata” do đạt nhiều thành tích rất cao ở nội dung này. Cô được xem là đầu tàu của karatedo Việt Nam trong việc chinh phục tấm HCV ở nội dung kata cá nhân và đồng đội tại SEA Games sắp tới.

Gương mặt và biệt danh
Vũ Thị Hương xứng đáng là nữ hoàng tốc độ của điền kinh Việt Nam.

Trong khi đó, Vũ Thị Hương được xem là “nữ hoàng tốc độ” của điền kinh Việt Nam khi đoạt đến 6 HCV SEA Games ở nội dung 100m, 200m. Vũ Văn Huyện từng được gọi là “siêu nhân” khi thi đấu ở nội dung 10 môn phối hợp mà nội dung nào cũng khó nhằn.

Ở môn bơi kình ngư từng 3 lần đoạt HCV Nguyễn Hữu Việt được gọi là Hoàng tử "ếch" do thành danh ở nội dung bơi ếch. Trong khi đó, Hoàng Quý Phước được gọi là “Rái cá mỹ Khê” hay còn gọi là “Dị nhân sông Hàn”.

Gương mặt và biệt danh
Nguyễn Hữu Việt thành danh ở nội dung bơi ếch. 

Về ngoại hình, VĐV thể hình Phạm Văn Mách được gọi là “kiến càng” do bề ngoài khá gồ ghề của mình. Võ sĩ Judo Văn Ngọc Tú được biết đến với biệt danh Tú “dừa” bởi mái tóc ngắn, được vén cao, nhìn tròn tròn giống quả… dừa.

Gương mặt và biệt danh
Văn Ngọc Tú có kiểu tóc đặc trưng.

Nguồn: Tổng hợp (giaothongvantai.com.vn và Tri Thức)

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !