Gỡ khó trái phiếu doanh nghiệp: Đã trúng 'tâm bão'?

Quy định gỡ khó trái phiếu doanh nghiệp có thể đem lại sự "giải thoát" trước mắt cho các doanh nghiệp phát hành nhưng về lâu dài, cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trên cơ sở một thị trường trái phiếu minh bạch, rõ ràng, có trách nhiệm.

Nghị định 08/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực ngày 5/3.

 Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trả nợ trái phiếu đến hạn.

Giải pháp tình thế

Chia sẻ với PV VietNamNet, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đánh giá, việc ban hành Nghị định 08 là cần thiết, được thị trường, nhà đầu tư và doanh nghiệp (DN) mong đợi.  

Theo ông Lực, Nghị định 08 có 3 tác động chính. Thứ nhất, Nghị định tạo hành lang, cơ sở pháp lý cho phép DN phát hành trái phiếu đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ trái phiếu đáo hạn với thời gian gia hạn tối đa là 2 năm.

Qua đó, giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm năm 2023 (khoảng 120.000 tỷ đồng đối với các DN bất động sản) và năm 2024 (khoảng 110.000 tỷ đồng đối với DN bất động sản).

Theo đó, DN cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình, đảm bảo uy tín, danh dự và cũng là vì sự tồn vong của DN, còn nhà đầu tư có thể tiếp nhận với tinh thần chia sẻ lúc khó khăn…

 
Thứ hai, Nghị định tạo cơ sở pháp lý kèm theo hướng dẫn cơ bản đảm bảo việc thực hiện đàm phán đổi “trái phiếu lấy hàng” (chủ yếu là tài sản, bất động sản hay tài sản khác) một cách rõ ràng và nhất quán hơn, giảm thiểu rủi ro tranh chấp sau này. Theo đó, DN cần công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi chính đáng, công bằng cho các nhà đầu tư.

Ngược lại, cũng cần có sự chia sẻ, đồng hành và thiện chí của nhà đầu tư.

Thứ ba, cho phép giãn tiến độ đến hết năm 2023 đối với việc áp dụng một số điều kiện, yêu cầu cao, đáp ứng thông lệ về tiêu chí nhà đầu tư chuyên nghiệp, về yêu cầu rút ngắn thời gian phân phối trái phiếu và về xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành.

Ông Lực cho rằng, điều này là cần thiết trong bối cảnh thị trường khó khăn, niềm tin giảm, thanh khoản giảm và cũng cần thêm thời gian để các bên liên quan như nhà đầu tư, DN phát hành và tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuẩn bị tinh thần, năng lực, quy trình, nhân lực…

“Trên đây là những giải pháp tình thế, kỳ vọng tháo gỡ đa số những vướng mắc liên quan đến trái phiếu DN đáo hạn năm nay và năm tới. Muốn vậy, rất cần tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện cam kết của DN, sự đồng hành, chia sẻ của nhà đầu tư và sự hỗ trợ kịp thời, giải quyết vướng mắc của các cơ quan quản lý. Đồng thời, các bên liên quan cũng cần chuẩn bị hành trang cho năm tới khi các điều kiện tiêu chuẩn cao hơn (nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, thời gian phân phối trái phiếu…) bắt đầu áp dụng trở lại”, ông Lực nói.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, DN nên tiếp tục sẵn sàng bán tài sản với mức chiết khấu có thể lên đến 30-40%; đẩy mạnh cơ cấu lại sản phẩm, hoạt động, tiết giảm chi phí; sớm bắt tay chuẩn bị phát hành mới theo Nghị định 08 để có tiền trả nợ, hoàn thiện các dự án dở dang; đa dạng hóa nguồn vốn và quan tâm hơn đến quản lý rủi ro tài chính. 

Căn cơ phải là lấy lại niềm tin của nhà đầu tư

Trả lời PV.VietNamNet, chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra thận trọng hơn khi đánh giá về những tác động của Nghị định 08 đến thị trường trái phiếu.

"Nghị định này được kỳ vọng là giải pháp để tháo gỡ khó khăn của thị trường trái phiếu lúc này. Nhưng vấn đề cốt lõi của thị trường trái phiếu là phải tạo lại niềm tin cho nhà đầu tư”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Đánh giá việc Nghị định này cho phép các nhà phát hành có thể thanh toán các tài sản khác thay bằng tiền, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trên thị trường tài chính, khi chủ nợ không trả được bằng tiền có thể trả bằng hiện vật. Luật pháp không bắt buộc vay bằng tiền phải trả bằng tiền.

Ngoài ra, việc cho phép nhà phát hành và nhà đầu tư đàm phán với nhau để thỏa thuận một kỳ hạn trả nợ khác, có thể hoãn nợ, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, đó là chuyện đương nhiên.

Song ông Hiếu lo ngại thời điểm này khó có nhà đầu tư nào mặn mà trong việc dời lại thời hạn trả nợ. Vì khi nhà phát hành không đủ khả năng trả nợ lúc này, nếu dời lại 2 năm nữa "chắc gì tình trạng đã khả quan hơn".

“Nếu tôi là người cho vay, thu hồi được tiền cho vay sớm lúc nào hay lúc đó, còn trì hoãn sẽ rất rủi ro với người cho vay”, ông Hiếu đặt mình vào vị trí người cho vay. Chuyên gia này cũng cho rằng nếu nhà phát hành và nhà đầu tư thỏa thuận được với nhau thì việc kéo dài kỳ hạn lên 10 năm cũng không vấn đề gì, không nhất thiết là 2 năm.

Liên quan đến quyết định lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, TS Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ sự đồng tình để thị trường có nhiều thanh khoản hơn, nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường dễ dàng hơn, gỡ khó khăn phần nào cho thị trường trái phiếu.

Nhưng, vị chuyên gia này cũng bày tỏ quan ngại rủi ro khi quay lại việc nhà đầu tư cá nhân tham gia ồ ạt vào thị trường trái phiếu, khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại như từng xảy ra. Bởi các nhà đầu tư cá nhân còn hạn chế trong hiểu biết về thị trường tài chính, kiến thức phân tích tín dụng.

Về vấn đề giãn thời gian thực hiện 1 năm đối với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc, TS Nguyễn Trí Hiếu chưa hoàn toàn đồng tình. Bởi theo chuyên gia này, những thất bại trong thị trường trái phiếu năm vừa qua có phần nguyên nhân là nhà đầu tư không có công cụ nào để biết trái phiếu họ mua có khả năng trả nợ hay không. Việc quy định bắt buộc xếp hạng tín nhiệm sẽ trám lỗ hổng đó.

“Những quy định tại Nghị định 08 chưa đánh đúng được trọng điểm của cơn bão tài chính hiện tại. Vấn đề trọng yếu là phải xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư. Nghị định 08 mới dừng lại ở việc tìm giải pháp để gỡ rối cho các nhà phát hành”, ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá cơ quan quản lý vẫn chưa đánh trúng được “tâm bão” của cơn bão tài chính hiện tại.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội cho rằng: Điều quan trọng nhất của lần sửa đổi này là cho thị trường một quá trình chuẩn bị, cho Nhà nước có một quá trình tìm hiểu thấu đáo hơn về định hướng của thị trường trái phiếu trong tương lai.

Bối cảnh năm ngoái khiến Nghị định 65/NĐ-CP được sửa hơi vội vàng, phanh gấp khiến tất cả đều ngỡ ngàng. "Việc ban hành Nghị định 08 với các nội dung sửa đổi đã đưa ra các quy định rõ ràng hơn, tránh cho doanh nghiệp gặp phải các vấn đề pháp lý về trái phiếu doanh nghiệp khi trái phiếu đến hạn thanh toán”, ông Đinh Tuấn Minh chia sẻ.

Lương Bằng - Nguyễn Lê
 

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.