Giúp học sinh lấy lại động lực khi quay trở lại trường

Sau thời gian dài học online, khi quay trở lại trường học trực tiếp, học sinh rất cần sự đồng hành, hỗ trợ và thấu hiểu của thầy cô, nhà trường.

Dành thời gian giúp học sinh bù đắp kiến thức

Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, Đắk Lắk: Trong thời gian dài học online, học sinh chịu nhiều thiệt thòi so với học trực tiếp. Đơn cử, nhiều môn học ở trường trung học phổ thông đòi hỏi tư duy trừu tượng, có sự tương tác cũng như quan sát, sự mô tả trực tiếp từ thầy cô giáo, một số môn cần có thực hành mới hiểu sâu; điều này là khó khăn khi học trực tuyến.

Bên cạnh đó, học online khiến học sinh giảm cơ hội làm việc nhóm, nếu có cũng khó tương tác được nhiều, dẫn đến kĩ năng làm việc nhóm bị yếu đi.

“Lượng kiến thức mà các em tiếp thu được ở nhiều môn học khi học online chỉ ở mức 70-80% so với học trực tiếp”. Đưa nhận định này, cô Nguyễn Thị Xuân Hương cho biết, nhà trường đã họp bàn và lên phương án kĩ lưỡng để bù đắp cho học sinh khi các quay quay trở lại trường.

Trước hết là động viên cán bộ, giáo viên, để thầy cô tận tâm và tận lực hơn trong việc dạy học. Nhà trường xây dựng kho tài liệu gồm các bài giảng là video của những phần kiến thức trọng tâm. Tài liệu được soạn kĩ, chi tiết, được tải lên trang web của nhà trường để học sinh vào học thêm, khuyến khích học theo nhóm và có kênh giải đáp thắc mắc về các vấn đề bài học.

Nhà trường đồng thời triển khai các hoạt động nhằm hướng dẫn cho học sinh tự học và nâng cao năng lực tự học; để các em khai thác tốt hơn các bài giảng, cũng như những tài liệu mà cán bộ nhà trường cung cấp trên trang web của trường.

Liên quan đến nội dung này, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk cho biết: Trên cơ sở tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, căn cứ vào kế hoạch năm học của trường và việc đánh giá, phân tích kết quả giáo dục học kỳ I, nhà trường điều chỉnh, bổ sung kế hoạch giáo dục năm học của học kỳ II năm học 2021-2022 để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2/2022.

Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học/giáo dục phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng học sinh; căn cứ vào kết quả phân loại học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp và có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích học sinh vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ học tập; có kế hoạch phụ đạo bổ sung kiến thức cho những học sinh yếu, kém, đặc biệt là những học sinh cuối cấp học.

Học sinh Trường Liên cấp Tây Hà Nội tham gia câu lạc bộ Đọc sách - Kịch nghệ.

Bù đắp thiếu hụt kĩ năng xã hội, hoạt động phát triển thể lực

Sau Tết Nguyên Đán, học sinh lớp 7 - 12 của Hà Nội đã quay trở lại trường học sau gần một năm học trực tuyến. Song song với việc đảm bảo các biện pháp an toàn dịch tễ, trường Liên cấp Tây Hà Nội đã triển khai kế hoạch bù đắp kiến thức và kĩ năng thiếu hụt cho học sinh.

Thầy Nguyễn Văn Chắp, Hiệu trưởng Trường Liên cấp Tây Hà Nội, thông tin: Trong thời gian học trực tuyến ứng phó với tình hình dịch bệnh, nhà trường vẫn giữ nguyên tiến độ chương trình dạy và học, học sinh được học đầy đủ các môn học chính và tham gia kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Quay trở lại trường, bên cạnh việc rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để bù đắp kiến thức, trường Tây Hà Nội nhận thấy thiếu hụt lớn nhất chính là kĩ năng xã hội và các hoạt động phát triển thể lực, năng khiếu. Cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà và coi thiết bị điện tử như một người “bạn thân”, toàn bộ hoạt động thể chất và tinh thần của học sinh gần như bị bỏ bẵng.

“Với mục tiêu mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường Liên cấp Tây Hà Nội triển khai chuỗi câu lạc bộ năng khiếu Happy Day. Thay vì các môn văn thể mĩ vẫn được coi là “phụ”, trường Tây Hà Nội đã dành nguyên buổi chiều kế tuần để triển khai các câu lạc bộ Happy Day mà học sinh được quyền lựa chọn để tham gia từng tháng.

Có thể kể đến như: câu lạc bộ Múa, Nhạc cụ, Nấu ăn (tiểu học); câu lạc bộ Hòa tấu - Hợp xướng, Debate (trung học cơ sở); câu lạc bộ phát triển nghề nghiệp (trung học phổ thông)…

Happy Day với rất nhiều hoạt động thú vị, đa ngôn ngữ, đa lĩnh vực giúp các em phát huy tối đa năng khiếu và sở trường của mình. Tham gia Happy Day, học sinh vừa được vui chơi giải trí, kết nối bạn bè, lại vừa “lượm” về được rất nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Nhà trường hi vọng rằng, đây là sẽ “cú hích” giúp học sinh bù đắp kiến thức và các kỹ năng xã hội, hướng tới giáo dục toàn diện cho toàn bộ học sinh” - thầy Nguyễn Văn Chắp chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !