Nữ tiến sĩ trẻ chọn lối khó như "húc đầu vào đá" tìm thuốc đặc trị Alzheimer

Trải qua nhiều năm làm thí nghiệm phân tích, thử nghiệm nữ tiến sĩ trẻ Trần Phương Thảo (Đại học Dược Hà Nội) đã tìm ra một số dẫn chất có khả năng ức chế enzyme Glutaminyl cyclase - một trong các tác nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2019 do Thành đoàn Hà Nội bình chọn, cũng là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2019 vừa được Trung ương Đoàn TNCS HCM công bố hôm 3/3/2020, Tiến sĩ Trần Phương Thảo (35 tuổi, giảng viên Bộ môn Hóa dược, Đại học Dược Hà Nội) đã chọn một hướng đi nhiều chông gai, cần sự bền chí bởi công trình chị nghiên cứu trên thế giới rất ít người theo đuổi - đó là tìm ra thuốc trị tận gốc bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ Trần Phương Thảo trong phòng thí nghiệm.

Căn bệnh Alzheimer hay còn gọi nôm na là "bệnh lẫn" ở người già hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà chỉ điều trị được triệu chứng, tức là làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và nhận thức của người bệnh.

“Đó là năm 2011. Ban đầu em cũng băn khoăn lắm, vì đây thực sự là hướng đi khó khăn. Các nước với trang thiết bị hiện đại vẫn chưa tìm ra thuốc cho bệnh này, vậy mà em lại húc đầu vào đá”, Thảo cười nhớ lại.

 Trần Phương Thảo cho biết, hồi còn là sinh viên trường Đại học Dược, bản thân chưa có ý tưởng gì về căn bệnh này. Chỉ đến khi cô sang Hàn Quốc làm thạc sĩ, tiến sĩ được thầy giáo giao tài liệu đọc và yêu cầu báo cáo, đề xuất, lúc đó ý tưởng nghiên cứu về bệnh Alzheimer mới bắt đầu hình thành.

Thế nhưng với quyết tâm tìm ra thuốc trị bệnh, về Việt Nam từ năm 2015 đến nay Thảo kiên trì theo đuổi hướng nghiên cứu này. Trải qua nhiều năm thí nghiệm phân tích, thử nghiệm Thảo đã tìm ra một số dẫn chất có khả năng gây ức chế enzyme Glutaminyl cyclase - một trong các tác nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ Trần Phương Thảo có 14 bài báo công bố trên tạp chí SCI. Cô là báo cáo viên tại 7 hội thảo quốc tế chuyên ngành (AIMEC 2015, TETW2014, PSK2013...), là đồng tác giả của 13 bài báo tạp chí quốc gia và quốc tế, đồng sở hữu ba bằng phát minh sáng chế (patent).

Cô còn đang chủ trì một đề tài cấp Nhà nước (Nafosted) và là thư ký khoa học, thành viên nghiên cứu chủ chốt của ba đề tài cấp Nhà nước khác.

Mặc dù vậy, nhà khoa học trẻ tuổi chia sẻ, từ việc nghiên cứu ra một hoạt chất tiềm năng trong phòng thí nghiệm tới khi hoạt chất đó thành thuốc sử dụng trong điều trị lâm sàng là chặng đường rất dài. Bởi còn có nhiều giai đoạn và yếu tố cần thiết như thời gian, kinh phí, điều kiện vật chất, quy định pháp lý...

Một chất có hoạt tính tốt sẽ được thử nghiệm "in vitro" (thử nghiệm trong ống nghiệm, ngoài cơ thể sống) và sau đó là trên chuột, thỏ, chó... Nếu có hiệu quả nhất định thì mới định hướng nghiên cứu trên người.

Hiện nay cùng hướng nghiên cứu như Thảo trên thế giới chỉ có một công ty ở Đức chuyên về enzyme đang nghiên cứu chuyên sâu đến lâm sàng pha hai.

“Nghiên cứu của em vẫn đang kết hợp cùng thầy ở Hàn Quốc, đã qua các bước thử nghiệm dược động học – khá tương thích với cơ thể nên thời gian tới em mong muốn được đưa vào thử nghiệm lâm sàng”, Thảo nói nhưng cũng nhấn mạnh, để đưa vào thực hiện trên người hay không còn là bước rất dài.

Hỏi Thảo cần bao lâu để có thể biến ước mơ thành hiện thực, thuốc được đưa vào sử dụng cho người, nữ tiến sĩ trẻ thận trọng cho biết, không ước lượng được bao lâu.

“Nếu may mắn, chất đấy phù hợp với con người thì sẽ tiếp tục được đẩy nhanh lên, nhưng tại bước tiếp theo nếu thất bại thì lại phải làm lại từ đầu. Cho nên không thể kỳ vọng được bao lâu. Vì nghiên cứu và phát triển thuốc cơ bản là như thế!”, Thảo nói với tôi nhưng cũng như nói với chính mình.

Thảo từng gặp khó khăn, từng thất bại. Những lúc như thế cô sẽ gác lại việc nghiên cứu chuyển sang làm những điều mình thích như đọc sách, nghe nhạc, chơi với con… rồi lại quay lại với đam mê chứ chưa bao giờ suy nghĩ dừng nghiên cứu.

“Hiện tại em vẫn giữ đam mê như vậy, còn sau 10 năm nữa thì chưa biết... Thất bại thì luôn đồng hành, bởi vì đâu ai cũng thành công ngay được. Thất bại thì lại làm lại, mò mẫm và làm theo cách khác” - Thảo chia sẻ.

Thảo nói: “Với em mỗi lần thất bại là một lần rút ra kinh nghiệm tránh được thất bại đó lặp lại, hoặc có thể rút kinh nghiệm để cải tiến không gặp thất bại. Nhưng nếu không có cái ban đầu thì không có giai đoạn sau cho nên em nghĩ đã chọn và muốn theo đuổi thì sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nó. Chứ không phải vì những gì mà mình làm ra mà chưa thấy nó ứng dụng được ngay là mình không làm. 

Ví dụ như lĩnh vực của em, cụ thể hơn là nghiên cứu mà em đang theo đuổi dù mong muốn nhưng không kỳ vọng áp dụng được ngay trên người. Có thể chỉ dừng được ở bước nào đó là tiền lâm sàng hoặc dẫn chất nào đấy thôi, còn thế hệ sau mới có thể nghiên cứu tiếp và đưa vào sử dụng ở người”, Thảo nói.

Trần Phương Thảo tại lễ tuyên dươngGương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2019.

Về những khó khăn khác, Thảo chia sẻ rằng nghiên cứu khoa học đã khó, phụ nữ nghiên cứu khoa học càng khó hơn khi vừa phải làm tốt công việc vừa phải lo toan gia đình.

Thảo nhớ mãi những lần ở phòng thí nghiệm tới khuya, trở về nhà thì con đã ngủ. Nhiều lần thử nghiệm các chất thất bại khiến bản thân nản chí, nhưng sự động viên của gia đình giúp Thảo vượt qua tất cả.

Năm 2017, Thảo nhận được học bổng nhà khoa học tài năng do Hội đồng giải thưởng quốc tế L’Oreal -UNESCO vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học trao tặng.

Chia sẻ về những dự định trong năm 2020, Thảo cho biết năm vừa qua khá may mắn đối với bản thân nên mong muốn trên đà này “thần may mắn tiếp tục mỉm cười" để có thể tìm ra bước phát triển mới trong công trình của mình.


Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, cứ ba giây thì thế giới có thêm một người bị sa sút trí tuệ (SSTT) và số người bị SSTT tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm.

SSTT là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục.

Ngoài rối loạn các lĩnh vực và nhận thức, người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý, hành vi.

SSTT có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm từ 60% đến 80% tổng số các bệnh nhân SSTT). Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi có 11% số dân là những người trên 60 tuổi và là một trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất.

N. Huyền

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Đang cập nhật dữ liệu !