Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Giảm hơn 50% học phí cho bé gái 1 tuổi

Trong bài viết Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng, Phượng Mùi Mấy (26 tuổi, quê Hà Giang) đã trải lòng về hoàn cảnh mẹ đơn thân, cùng con gái nhỏ bươn chải mưu sinh.

anh 1 cho con gai.png
Phượng Mùi Mấy chở theo con gái đi giao hàng. Ảnh cắt từ clip: NVCC

Ngoài vất vả hiện hữu, Phượng Mùi Mấy còn muốn chia sẻ về những người tốt bụng đã âm thầm giúp đỡ mẹ con cô thời gian vừa qua. 

Nữ cử nhân Công nghệ thông tin kể, khoảng tháng 1/2024, thấy cô thường xuyên chở con gái đi giao hàng ngày đêm giữa thời tiết Hà Nội mưa rét, một chủ tiệm mà cô thường đến nhận đơn cảm thấy xót xa. 

Chị đã chụp ảnh và kể về hoàn cảnh mẹ con Mấy gửi đến cô giáo của con mình. Ngay lập tức, cô giáo mầm non phản hồi, nhờ vị phụ huynh đưa mẹ con Mấy qua trường.

Khi Mấy đưa con đến, cô Huyền – đại diện trường mầm non ở khu dân cư ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai trực tiếp trò chuyện và tìm hiểu hoàn cảnh.

Cô Huyền chia sẻ: “Học phí của trường bao gồm tiền ăn khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhà trường quyết định nhận con của Mấy với số tiền 1,5 triệu đồng/tháng bao gồm cả tiền học và tiền ăn”.

W-anh-2-nu-shipper-cho-con-1.jpg
Mẹ con Mấy được chị Ngọc cho ở trọ miễn phí

Con của Mấy vào học tại trường được các cô quan tâm, chăm sóc tận tình. Nhờ vậy, Mấy yên tâm làm việc.

Khoảng 17h, Mấy đến trường đón con về nhà trọ cách đó khoảng 3km. Tại đây, Mấy loay hoay tắm rửa, lo cơm nước. Xong xuôi, cô lại chở con đi giao hàng ca tối. 

Được ở trọ miễn phí

Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (SN 1994) là chủ tiệm bánh ngọt ở gần trường con gái Mấy đang theo học. Biết hoàn cảnh của Mấy, người mẹ 3 con thương cảm vô cùng.

“Mấy chịu khó, mưa rét cũng đi làm. Con gái của Mấy học chung trường với bé nhà tôi. 

Hàng ngày, tôi thấy Mấy đưa đón con đi học xa. Tối về phòng trọ ẩm thấp, em bé thường ốm vặt. Thế nên, tôi rủ mẹ con Mấy sang ở cùng”, chị Ngọc tâm sự.

Trong ngôi nhà mình đang thuê để kinh doanh, chị Ngọc sắp xếp cho mẹ con Mấy ở căn phòng rộng gần 20m2, trên tầng 4. Căn phòng vốn có giá thuê 2 triệu đồng/tháng, nhưng chị Ngọc cho mẹ con Mấy ở miễn phí.

Chị Ngọc cho biết, bản thân từng phải địu con bán hàng, không người giúp đỡ. Vì vậy, trước hoàn cảnh của mẹ con Mấy, chị không ngại bảo bọc, tương thân tương ái. Chị chỉ tiếc bản thân quá bận bịu, không thể trông hộ con của Mấy vào buổi tối.

W-anh-3-nu-shipper-cho-con-1.jpg
Chị Bích Ngọc thương em bé, sẵn lòng hỗ trợ Mấy có chỗ ở tốt hơn

Theo chia sẻ của Mấy, trong khu dân cư ngõ 885 Tam Trinh, ngoài chị Ngọc, các cô giáo trường mầm non còn có nhiều người dân dang tay giúp đỡ hai mẹ con. Những hôm mưa rét, họ nhận trông con cho Mấy đi giao hàng. Gần đó, một cửa hàng bán cháo dinh dưỡng trẻ em cũng thường xuyên cho con của Mấy ăn cháo miễn phí.

Anh Lò Kim Sơn, trưởng thôn Nậm Cài (xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) - nơi Mấy sinh ra và lớn lên xác nhận, gia cảnh của Phượng Mùi Mấy rất khó khăn. Hiện, bố mẹ cô còn nợ số tiền khá lớn.

Qua mạng xã hội, anh Sơn biết hoàn cảnh vất vả của Mấy ở Hà Nội. Tuy nhiên, theo anh, Mấy đưa con theo là hợp lý. Bởi, bố mẹ Mấy làm nông, mỗi ngày phải đi làm xa, đường đi khó khăn, không tiện trông cháu.

“Bằng tuổi Mấy, ở đây chỉ có Mấy và một người nữa học đến đại học. Mấy có về quê sống một thời gian nhưng không có việc làm. Nếu ở lại, Mấy cũng theo bố mẹ làm nông, kiếm chẳng được bao nhiêu”, anh Sơn chia sẻ.

Nhiều người khuyên Mấy nên chọn công việc văn phòng để cuộc sống ổn định, nhàn hạ hơn. Tuy nhiên, Mấy lý giải, cô cần việc linh động thời gian để tiện bế bồng, chăm con. Hơn nữa, Mấy cũng đã quen với nghề shipper, thấy công việc này không vất vả bằng làm nông ở quê, mỗi ngày phải đi bộ mấy cây số lên nương. 

Mấy dự tính, khi con gái cứng cáp, cô gửi bé về quê nhờ ông bà chăm để tập trung mưu sinh. Tuy nhiên, cô cũng đắn đo, không yên tâm. Bởi, ở quê, nhà trẻ cách nhà khá xa, bố mẹ cô lại bận nương rẫy. 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 

1. Gửi trực tiếp: Chị Phượng Mùi Mấy, số điện thoại 0339960888

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.094 (chị Phượng Mùi Mấy)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !