Những người trẻ vượt qua cái chết

Khuyết tật, đau ốm, cô độc và đau đớn đến tận cùng, đối diện với cả cái chết nhưng nhiều cuộc đời bất hạnh đã kiên cường vượt lên mạnh mẽ, để lại những giá trị sống mãi lan tỏa

Đã gần 5 năm kể từ khi được độc giả cả nước nhắc nhớ bằng hình ảnh “đôi chân thiên thần”, Trần Trà My - cô gái “không thể nói, không thể đi và cũng chưa từng được đến trường nhưng lại trở thành nhà văn” của miền nắng gió Quảng Trị - đã đi trên con đường hạnh phúc mà trước đây chưa từng bao giờ cô dám mơ đến.

Những người trẻ vượt qua cái chết - ảnh 1
Trần Trà My và nhà giáo giàu nghị lực Nguyễn Ngọc Ký.

Cô tiên của đời mình

Không còn là cô bé mỗi ngày lọc cọc xách theo chiếc ghế inox đi tập thể dục trên các cung đường của TP Đông Hà, nay My đã có một “chức danh” mới rất “oai” ở TPHCM: nhân viên PR của Hub Coffee - CLB dành cho những người yêu sách. “My làm mỗi ngày ở đó, công việc chính là giới thiệu sách trên các trang mạng xã hội. Buổi tối, My đi học thêm.

Sống ở TP.HCM vui, My có nhiều bạn bè. Vậy là ước mơ hồi xưa giờ cũng đã thành hiện thực rồi” - cô gái từng khiến bao độc giả xúc động với tập truyện Giấc mơ đôi chân thiên thần không giấu được niềm vui.

Những người trẻ vượt qua cái chết - ảnh 2
Trần Trà My (phải), cô gái ・không thể nói, không thể đi, chưa từng đến trường・ nhưng đã trở thành nhà văn.

Nhiều người quen biết My nói rằng giờ cô đã cười nhiều hơn, trang viết cũng không còn buồn bã như những dòng nhật ký thuở nào. Khi tập truyện ra mắt, My “bị” độc giả vây lấy bởi những điều tưởng chừng không thể nhưng cô đã làm được. Làm sao có thể tin một cô gái bại liệt bẩm sinh, nói năng rất khó nhọc, diễn đạt rất chậm bằng những từ ngữ rời rạc và chưa đến trường một ngày lại có thể viết được bao trang chữ nao lòng người đến vậy?

Tập truyện ngắn đầu tay của My chưa hẳn đã hoàn thiện nhưng mong ước, nỗi đau và cả khao khát được viết từ nỗi niềm tận cùng trong trái tim của một người có lúc đã đi tìm cái chết. Tập truyện gói tròn nước mắt, niềm đau và còn là đánh cược với số phận của cô. “Làm sao để được nhiều người biết đến, để được sống và làm việc ở TP.HCM, để thấy đời mình không vô nghĩa” là điều luôn khiến My trăn trở và quyết tâm thực hiện.

Một năm sau, cô có thêm Chúng ta chính là mùa xuân. “Tháng 2 tới, My cũng sẽ cho ra mắt tập truyện thứ ba Yêu thương trên từng ngón tay. Truyện này My viết 3 năm rồi, không nói về nỗi buồn của mình nữa mà viết cho tình yêu, kể về chuyện của rất nhiều người” - My tiết lộ.

My từng mơ một ngày nào đó có ông bụt, bà tiên mang đến điều kỳ diệu “ngủ dậy là đi được, nói được”. Chính My đã ngày ngày trở thành cô tiên ban phép mầu cho chính mình khi tự mày mò học từng con chữ, gõ phím trên những ngón tay rướm máu và nhiều đêm thao thức trào nước mắt.

Vượt lên cái chết

Trương Thị Hồng Tâm (Tâm “si-đa”), nhân vật của tự truyện Vượt lên cái chết, cho biết hiện chị cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc hơn khi nhận được sự chia sẻ của nhiều người. “Bây giờ tôi chỉ chuyên tâm làm công tác tư vấn, giáo dục giới tính, HIV/AIDS. Những đau khổ đã qua hết rồi, giờ tôi thấy mình thật đáng sống vì đã làm được những điều có ích cho xã hội” - chị tâm sự.

Trong căn nhà nhỏ ở quận Gò Vấp, TP.HCM, Tâm “si-đa” sống cùng 4 người con. Ngoài thời gian tư vấn, như bao phụ nữ tần tảo khác, chị tranh thủ lúc rảnh rỗi đi giúp việc theo giờ để nuôi con. Viết Vượt lên cái chết, can đảm phơi bày hết những ô trọc đời mình, Tâm đã tự mở ra cho chị một cánh cửa khác tươi sáng hơn, dù đã có lúc “không còn gì để mất, cái chết đã là cận kề”.

Những người trẻ vượt qua cái chết - ảnh 3
Chị Trương Thị Hồng Tâm trong buổi ra mắt cuốn sách Vượt lên cái chết.

Tâm “si-đa” từng nói rằng một đứa trẻ nếu sinh ra trong lành lặn, bình an thì cuộc đời sẽ rất khác. Còn chị, sinh ra đã là một đứa trẻ con nhà nghèo thiếu ăn, vì ăn cắp một bát cơm mà chịu đòn roi. Tuổi thơ thiếu tình thương đã khiến Tâm lạc mất đường về, trở thành con nghiện, bị cưỡng hiếp, làm gái bán dâm, sống lang bạt... Cả một quãng đời dài khổ ải chỉ muốn “sống để bụng, chết mang theo” nhưng cuối cùng, chị quyết định kể hết, như một giải thoát những u uất đớn đau dồn nén trong lòng.

Vượt lên cái chết đã thật sự làm thay đổi cuộc đời tôi. Sau này, tôi rất xúc động khi đọc sách về những cuộc đời bất hạnh, vượt lên số phận vì tôi biết, khi kể được câu chuyện đời mình cũng là lúc họ đã được chia sẻ. Tôi đang viết tiếp, có thể lại là một cuốn sách mà cũng có thể không, quan trọng là sẽ kể về cuộc sống của mình như một cách để trả ơn người, ơn đời” - chị bày tỏ.

Nhọc nhằn tỏa sáng

Phút chốc một chiều bỗng đôi tay tôi đã không còn. Cuộc đời của tôi bao năm qua giờ tan biến rồi. Từ trong giấc mơ tôi trở về ngày xưa, tôi sung sướng đưa tay ôm mọi người. Ước chi được trở lại trong giấc mơ… Tiếng hát da diết, thổn thức của Dương Quyết Thắng trên sân khấu cuộc thi Vietnam’s got talent khiến nhiều người rơi nước mắt. Không còn đôi tay, Thắng vẫn có thể tự mình đệm organ thuần thục và cũng tự viết ca khúc kể lại câu chuyện buồn của cuộc đời anh.

“Yêu thích và học đàn từ trước nhưng chỉ khi mất đi đôi tay, tôi mới nhận ra mình có một cảm xúc âm nhạc mạnh mẽ” - Thắng cho biết. Ba năm trước, Thắng bị điện giật ở quê nhà Nghệ An. Tai nạn bất ngờ đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chàng trai chỉ vừa bước sang tuổi 22. Thắng lao vào học đàn, xem âm nhạc là điểm tựa, như anh bộc bạch: “Đàn hát giúp tôi giải tỏa nỗi đau”.

"Con người của tôi cha mẹ sinh ra không tàn phế. Trong tim tôi giờ đây bao đắng cay" - ca từ được viết ra từ chính nỗi lòng của Thắng đã nhận được nhiều sự đồng cảm, an ủi của khán giả cộng đồng mạng khi phần dự thi của anh được phát lên YouTube. Khán giả có nickmame Truongtam viết: “Có lẽ, khi một người trải qua quá nhiều biến cố, đau đớn của cuộc đời, họ luôn được số phận trả về sức mạnh ý chí thật kiên cường”.

Gian khó không chùn bước

Dừng lại ở sân khấu Giọng hát Việt trước khi chương trình về đích nhưng câu chuyện về nghị lực sống, khát khao nghệ thuật của Hà Văn Đông, thí sinh khiếm thị đến từ Hải Dương, vẫn còn lan tỏa.

Ba năm trước, lần đầu tiên gặp Đông ở Mái ấm Thiên Ân (TP/HCM), tôi đã thấy được quyết tâm theo đuổi niềm mê của anh rất mãnh liệt, dù biết rằng sẽ rất gian nan. “Ca hát là ước mơ từ nhỏ của tôi. Quyết định một thân một mình vào TP.HCM theo đuổi ước mơ cũng không dễ dàng gì nhưng càng khó khăn, tôi càng nỗ lực. Nếu thấy gian khổ, rào cản mà chùn bước thì đó không phải là con người tôi” - Đông quả quyết.

Suốt hơn 5 năm học nhạc ở Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM, Đông mong sẽ trở thành giảng viên thanh nhạc. Giọng hát Việt đến như một sự tình cờ, một món quà bất ngờ của số phận khiến Đông có thêm niềm tin mạnh mẽ vào con đường anh đã chọn. Đông cho biết: “Sau cuộc thi này, tôi nhận được nhiều lời mời biểu diễn và đang tham gia hát thường xuyên ở bar Acoustic. Trong năm nay, tôi sẽ thực hiện một album nhạc cho riêng mình”.

Với Phương Dung, bẵng đi rất lâu kể từ sau album Lấp lánh ước mơ (thực hiện cùng ca sĩ Đông Quân năm 2009), khán giả mới thấy gương mặt nổi tiếng từ bộ phim Xe lăn này trở lại trên sân khấu Giọng hát Việt. Dung bảo giấc mơ của đời cô là được hát, dù hiểu rất rõ những rào cản gặp phải với đôi chân khuyết tật.

Khán giả nếu theo dõi sẽ thường thấy Dung xuất hiện trong những chương trình ca nhạc từ thiện. Hình ảnh Dung dịu dàng như một cô tiên - dù từng nhiều lần bị “đuổi” không thương tiếc khi đi xin hát ở các nhà hàng…

Cổ tích đẹp cho đời

Nhạc sĩ Huy Tuấn cho rằng số phận luôn sắp xếp cho người không gặp may mắn những sứ mệnh, mang đến nhiều thông điệp quý giá truyền lại cho người khác. Thật vậy, câu chuyện về nghị lực của những cuộc đời bất hạnh luôn đủ sức lan tỏa các giá trị đẹp. Đã từng có người khuyết tật làm được những điều kỳ diệu cho cuộc đời mình bằng nghị lực kiên cường. Có lẽ nhiều người sẽ chẳng thể quên được ca sĩ dị tật môi Thủy Tiên hát nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ mất một tay Lương Thế Vinh hay nhạc sĩ - ca sĩ khiếm thị Hà Chương của đất Hà thành…

Không đầu hàng số phận, những cuộc đời bất hạnh đã cùng nhau viết nên những câu chuyện cổ tích thật đẹp cho cuộc đời. “Người khuyết tật có rất nhiều rào cản, luôn gặp sự e dè, nghi ngại. Tuy nhiên, tôi sẽ chứng minh rằng người khuyết tật có thể làm được nhiều chuyện, có khi còn hơn cả người bình thường nữa” - Hà Văn Đông bộc bạch.

Theo Người Lao Động

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Đang cập nhật dữ liệu !