'Tẩy chay' lớp học thêm tiền lớp 1, phụ huynh cần làm gì giúp con?

Ở bậc mầm non các con đã được làm quen với bảng chữ cái, với những nét viết cơ bản để cấu tạo nên chữ. Vì vậy, phụ huynh không cần quá sốt sắng đưa con đến các lớp học tiền tiểu học.

Chương trình sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới bắt đầu được đưa vào dạy và học từ năm học 2020-2021. Sau thời gian trải nghiệm, SGK lớp 1 nhận được nhiều phản hồi từ các bậc phụ huynh là nếu không cho con học tiền lớp 1 thì con khó đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

{keywords}
Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Hạnh (Cầu Giấy) đã dành thời gian học lại cùng con theo chương trình SGK mới. Theo chị Hạnh, SGK lớp 1 năm nay, đặc biệt là môn Tiếng Việt tương đối nhiều kiến thức đối với học sinh, nhất là với những bạn không học trước.

Ngay từ những bài học đầu tiên, học sinh không được làm quen với các nét, các chữ cái cơ bản mà đã học ngay vào ghép vần, thậm chí là tập đọc. Nhiều bạn không học tiền tiểu học trong lớp con chị khó để bắt kịp theo yêu cầu.

Các chữ, các số, con chưa kịp nhớ đã lại học sang bài khác, cô giáo cũng quan tâm nhắn mẹ chú ý việc học của con nhưng chưa con có thời gian làm quen đã phải chuyển sang bài khác khiến nhiều học sinh bị đuối.

Năm nay ở khu nhà tôi ở, dù còn hơn nửa năm nữa mới bắt đầu năm học mới nhưng với tâm lý sợ con không theo kịp bạn bè như học sinh lớp 1 năm vừa rồi, các gia đình vẫn tìm lớp cho con đi học tiền tiểu học.

Tôi nghĩ con làm quen trước với con chữ, tập viết, tập tính và làm quen với cách dạy học ở lớp 1 thì cũng không có gì hại cả. Đó cũng là một sự chuẩn bị tốt”, chị Hạnh chia sẻ.

Tiến sĩ Lê Tiến Thành - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) nêu quan điểm: Xét về khách quan, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, trẻ mầm non nghỉ học gần bốn tháng liền nên thời gian học sinh chuẩn bị vào lớp 1 ít hơn so với năm trước rất nhiều.

Có một thực tế là nhiều học sinh 6 tuổi năm nay lên lớp 1 nhưng chưa thuộc mặt chữ trong bảng chữ cái cộng với việc thay đổi chương trình nên cũng có những khó khăn so với trẻ vào lớp 1 năm ngoái.

Khi học sinh học hết lớp 1, mục tiêu của chương trình là học sinh cũng chỉ thuộc chừng ấy vần, chữ ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn vậy. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy trong phân phối chương trình, những năm trước, trong một bài tương đương với một tiết học học sinh học một âm, nhưng năm nay, có những bài ghép đến 2-3 âm, vần trong khi nhiều học sinh chưa thuộc mặt chữ cái nên phụ huynh sẽ thấy con không theo kịp chương trình.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đã giao cho giáo viên quyền chủ động, có thể dạy chậm, chắc nên giáo viên có thể tùy theo khả năng của học sinh mà dạy miễn sao hết năm học các em đạt được yêu cầu là ổn” - Tiến sĩ Lê Tiến Thành nói.

Cô giáo Nguyễn Hải Phương – giáo viên tiểu học tại Hà Nội thừa nhận học sinh lớp 1 năm nay có những khó khăn riêng do học sinh mầm non nghỉ học quá lâu vì dịch bệnh.

Ở bậc mầm non các con đã được làm quen với bảng chữ cái, với những nét viết cơ bản để cấu tạo nên chữ. Vì vậy, phụ huynh không cần quá sốt sắng đưa con đến các lớp học tiền tiểu học.

Chỉ cần con học đến đâu, bố mẹ theo sát đến đó, mỗi tối dành khoảng nửa tiếng vừa cho con ôn lại mặt chữ, vừa chơi cùng con để con thuộc được bảng chữ cái. Đó đã là những hành trang tốt nhất cho việc học lớp 1 rồi.

Bản thân tôi dạy, có những học sinh đã học trước chương trình nên trong lớp thường rất lơ là, không chú tâm vào bài học, thậm chí còn gây mất trật tự trong lớp gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động dạy học.

Hơn nữa, theo quan điểm của tôi, thay vì cho con học trước chương trình, bố mẹ nên cho con học cách tư duy, tiến đến định hướng phát triển năng lực để trong mỗi bài học mới, mỗi kiến thức các con đều có cách tư duy, tiếp cận bài học riêng của mình”, cô Phương nói.

Trẻ lớp 1 đi học thêm bởi cha mẹ không có nghiệp vụ sư phạm làm sao dạy?

Trẻ lớp 1 đi học thêm bởi cha mẹ không có nghiệp vụ sư phạm làm sao dạy?

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng học thêm hay học tiền lớp 1 nếu là tổ chức các hoạt động giúp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thì quá tốt.

Hoàng Thanh

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Đang cập nhật dữ liệu !