"Cần thay đổi chính sách cử tuyển đối với học sinh là người dân tộc thiểu số"

Đó là một trong những nội dung được nhắc đến tại Hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Đắk Nông vừa qua.
Tại hội thảo ông Lô Thanh Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, Tương Dương là huyện miền núi giáp ranh với Lào, do đặc thù địa bàn rộng đi lại khó khăn, có xã cách trung tâm huyện tới 140km, nhiều bản cách trung tâm xã hơn 30km. Vì vậy, từ khi có mô hình bán trú cấp THCS, Tiểu học, Mầm non chất lượng giáo dục của huyện được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, ở bậc THPT lại đang gặp khó khăn. Trước đây, bậc THPT cấp huyện là trường dân tộc nội trú (DTNT) nhưng từ năm 2013 trường THPT cấp huyện không còn chức năng nội trú nên nhiều học sinh phải thuê nhà trọ bên ngoài. Việc này dẫn đến nhiều hệ lụy, các em gặp khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bỏ học,... Từ thực tiễn của địa phương, ông Nhất kiến nghị cần tái tổ chức lại hệ thống trường THPT DTNT, THPT DTBT cấp huyện.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội thảo

Cũng bàn về vấn đề mô hình trường phổ thông DTNT, bán trú, đại diện Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho rằng, cần xem xét triển khai mô hình giáo dục hòa nhập, để học sinh dân tộc thiểu số học chung với học sinh người Kinh. Điều này sẽ giúp cho chất lượng giáo dục tốt hơn, tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, tăng lên sự tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số. Theo đại diện Sở GD&ĐT Vĩnh Long, mô hình này trước đây đã có rồi, nay cần tổ chức lại sao cho phù hợp và hiệu quả.

Đồng tình với quan điểm về giáo dục hòa nhập, ông Liêng Hót Ha Hai, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng cho rằng, nên để học sinh dân tộc thiểu số được học tập cùng học sinh người Kinh vì các em học sinh dân tộc vốn rụt rè, mặc cảm, học tập hòa nhập sẽ giúp các em năng động, hòa đồng hơn.

Một chính sách khác dành cho học sinh dân tộc thiểu số cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận là việc cần thay đổi hình thức hỗ trợ cho học sinh DTTS. Ông Nguyễn Viết Mười, Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng cho rằng, Sóc Trăng là “vựa lúa”, vì vậy việc cấp gạo cho học sinh DTTS ở đây là không phù hợp. Ông Lô Thanh Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) thì đề xuất nên thay hỗ trợ gạo bằng hỗ trợ tiền cho học sinh, vì thực tế việc vận chuyển tốn kém, học sinh khó khăn trong việc bảo quản gạo trong một thời gian dài dẫn đến lãng phí.

Thay hỗ trợ bằng trao cơ hội

Đối với chính sách cử tuyển, hầu hết các ý kiến đồng tình phải giữ chính sách này song cần có những điều chỉnh. Ông Liêng Hót Ha Hai, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng nhận định, đây là chính sách đặc thù cần phải duy trì. Đồng thời, kiến nghị, quá trình xem xét đối tượng cử tuyển phải cận thẩn, tỉ mỉ;  sau cử tuyển phải sử dụng, “nếu không sử dụng sẽ không tính được hiệu quả của chính sách cử tuyển”.

Đại diện Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết, chính sách cử tuyển hiện nay cần phải điều chỉnh, vì thiếu sự công bằng cho những học sinh học tốt. Thực tế cho thấy, những học sinh DTTS học tốt đỗ thẳng đại học sẽ không nhận được hỗ trợ, trong khi những học sinh học kém hơn đi theo chế độ cử tuyển lại nhận được hỗ trợ.

Một số ý kiến cũng bày tỏ sự lo lắng khi hiện nay nhiều sinh viên cử tuyển học xong không được bố trí việc làm và đề nghị cần có sự ưu tiên trong tuyển dụng những đối tượng này.

Ông Hà Đức Đạt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chỉ ra 3 điểm mấu chốt trong chính sách cử tuyển: “cử” là do địa phương; “đào tạo” là do Bộ GD&ĐT và “tuyển” là sử dụng ngay sau đào tạo, nếu không gỡ được “tuyển” sẽ mất ý nghĩa của chính sách cử tuyển.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của đất nước.

Trước những thay đổi của thực tế, Bộ trưởng cho rằng, việc phát triển giáo dục vùng DTTS, MN cần có những cách tiếp cận mới, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Trong đó, chú ý đến việc điều chỉnh chương trình đào tạo cho học sinh vùng DTTS, MN; chính sách phân luồng, hướng nghiệp; đổi mới mô hình trường dân tộc nội trú, bán trú theo hướng tăng cường hòa nhập, nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo; thay đổi hình thức hỗ trợ cho học sinh DTTS, MN phù hợp với từng vùng miền…

Đối với chính sách cử tuyển, Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là chính sách cần thiết nhưng phải được điều chỉnh ở cả khâu tuyển chọn, đào tạo và sử dụng. Ưu tiên trước hết cho những học sinh có lực học tốt. Ngành nghề đào tạo cử tuyển cần cơ cấu lại, đồng thời gắn trách nhiệm và quyền lợi của người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử tuyển.

“Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ kiến nghị ban hành 11 chính sách mới và sửa đổi, bổ sung 3 nhóm chính sách hiện hành nhằm tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN phát triển thuận lợi và thực chất hơn. Quan điểm của chúng tôi là chính sách cho giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN phải chuyển từ hỗ trợ sang tạo cơ hội, có như vậy chính sách mới đi vào cuộc sống và tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS, MN” - Bộ trưởng chia sẻ.

Hoàng Thanh
Từ khóa: giáo dục miền núi chính sách giáo dục học sinh miền núi đồng bào dân tộc thiểu số

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Đang cập nhật dữ liệu !