Giới đầu tư chuyên nghiệp vẫn “hốt bạc” dù khó lướt sóng BĐS
Dù cuộc chơi lướt sóng ngắn hạn BĐS không còn là sân chơi chính trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Tuy vậy, nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn là những người ít gặp rủi ro, thường “hốt cú đậm” vì hiểu biết rõ về thị trường.
Đầu tư lướt sóng thường là sân chơi của giới đầu cơ, của cả những NĐT có kinh nghiệm, tài chính và kỹ năng trên thị trường BĐS. Tuy sân chơi này hiện tại đã khó khăn hơn, nhưng không có nghĩa là biến mất hẳn. Nhiều nhóm NĐT có kinh nghiệm vẫn "hốt bạc" khi nắm được sóng của thị trường, ở một vài khu vực.
Mới đây, nhóm đầu tư của anh Tr, bán mảnh đất hơn 2.000m2 tại một xã của tỉnh Đồng Nai với mức chênh 600 triệu đồng so với giá mua vào cuối tháng 3/2022. Như vậy, chưa đầy một tháng, mảnh đất vườn này được bán ra và hưởng chênh lệch khá tốt. Được biết, thời điểm anh Tr mua mảnh đất có mức giá thấp hơn so với giá mặt bằng chung khu vực, lại có mặt tiền đường, vị trí đẹp nên khi ra hàng, có khá nhiều NĐT hỏi mua lai. Anh Tr cho biết, dự định ban đầu là mua để đó lâu dài, nhưng có thanh khoản, nhiều NĐT hỏi mua lại với mức chênh cũng tốt trong vòng 1 tháng nên đẩy hàng, rồi lại tái đầu tư mảnh khác.
Trước đó, vào tháng 1/2022, anh T (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) cũng lời 300 triệu trong vòng 4 ngày đầu tư đất "lướt sóng". Có kinh nghiệm hơn 7 năm trong đầu tư BĐS, bên cạnh việc đầu tư dài hạn, anh T sẽ linh động kiếm những mảnh đất "ngon", giá mềm để lướt sóng. Mua vào 700 triệu mảnh đất vườn tại Bình Thuận, sau 4 ngày rao bán, đã có NĐT chốt giá 1 tỉ đồng. Anh T cho biết, thực tế hiện nay lướt sóng không còn dễ nữa, tuỳ vào khu vực, sản phẩm, thị trường mà nhà đầu tư mới ra hàng nhanh được. Có những mảnh đất, ban đầu dự tính lướt sóng nhưng mãi không ra được, nhà đầu tư cũng phải "ôm hàng". Nhưng, nếu có tài chính tốt thì việc ôm hàng chờ thêm cũng không là vấn đề.
Ở góc độ nhà đầu tư chuyên mua nhà cũ để cải tạo lại, anh Kh, ngụ Q.Bình Thạnh (Tp.HCM) cũng kiếm ra tiền từ thị trường ngách này. Đã hơn 4 năm gắn bó với cách đầu tư này, dòng tiền trăm triệu sau 1-2 tháng, mang về thu nhập ổn định cho anh. Chưa kể, anh Kh còn phân bổ dòng tiền vào kênh đầu tư đất nền tỉnh, mua lúc bình lặng, bán khi nóng sốt, cũng mang lại khoản tiền rủng rỉnh cho NĐT này.
Ghi nhận cho thấy, khi thị trường BĐS biến động, nhóm NĐT F0 và người có nhu cầu ở thực chịu nhiều rủi ro, nhất là khi mặt bằng giá tăng liên tục. Trong khi nhóm NĐT chuyên nghiệp lại là những người được hưởng lợi nhiều. Họ cũng chính là đối tượng hiểu biết về thị trường, có kỹ năng vào – ra dòng tiền, dĩ nhiên không phải hoàn toàn thắng đậm trong các thương vụ đầu tư.
Theo thống kê, nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp đang gia tăng nhanh về số lượng, với khối lượng tài sản nắm giữ ngày càng lớn. Nhóm này có thế mạnh về tài chính, pháp lý, hoạt động với tôn chỉ "mua khi bình lặng, bán khi nóng sốt". Nhiều nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia khuấy động thị trường khu vực nào để, để hưởng lợi từ chính điều này.
Hiện nay, giá nhà đất vẫn đang tiếp tục được đẩy lên. Trong bối cảnh đó, giới đầu cơ, đầu tư chuyên nghiệp luôn thể hiện độ lọc lõi với các vụ lướt sóng kiếm bạc tỷ, trong khi những người mua nhà ở thực lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận chốn an cư. Đồng thời, các NĐT F0 vào thị trường lúc biến đông cũng rất dễ gặp rủi ro khi chưa có nhiều kinh nghiệm "đón sóng". Thực tế, ở các cơn sốt đất, NĐT F0 chính là những người vào gần đỉnh cơn sốt, ôm hàng cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, mặc dù tài chính của họ không phải yếu thế.
Lãnh đạo Cục Quản lý Nhà nêu lý do giá bất động sản tăng cao và chỉ điểm 'lạ' khó hiểu của thị trường
Giá cả bất động sản ngược chiều so với nguồn cung. Giá bất động sản tiếp tục tăng trong đại dịch, đặc biệt phân khúc đất nền; khi thị trường chứng khoán, trái phiếu nằm trong sự kiểm soát rất cao, dòng tiền vẫn đổ vào bất động sản…
Theo Nhịp sống kinh tế