Giáo viên mầm non nhận trông nhóm trẻ tại nhà trong mùa dịch có đúng luật?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hơn 20 tỉnh thành đã chủ động cho học sinh tạm dừng đến trường. Tuy nhiên, nhóm học sinh mầm non và tiểu học gặp phải vấn đề khó khăn khi ở nhà trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm.

Có con 3 tuổi học một trường mầm non ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), chị Hà Anh cho biết khi có lịch cho các con tạm dừng đến trường thì điều chị lo lắng nhất là việc ai trông con để đi làm. 

"Cùng thời điểm đó, trên group của tòa nhà nơi gia đình tôi sinh sống cũng có mấy cô giáo mầm non bắt đầu chiêu sinh. Các cô nói sẽ nhận trông giúp, chỉ làm nhiệm vụ chăm sóc bé, cho bé ăn, chơi với bé từ 7h sáng đến 6h chiều với giá là 300.000 đồng/ngày đã bao gồm cả giờ nghỉ trưa.

Ông bà đã già yếu cả nên không nhờ được, tìm giúp việc mà tìm gấp quá cũng không có người nên vợ chồng tôi bàn nhau đồng ý giá đó để có người trông con và con được chơi với bạn bè để bố mẹ yên tâm đi làm.

Tôi từng nghĩ đến việc phòng dịch bệnh nhưng chỉ biết hi vọng là con mình may mắn không tiếp xúc với ai bị nhiễm bệnh chứ cũng không có lựa chọn nào khác", chị Hà Anh nói.

{keywords}
 
{keywords}
Một số người nhận là giáo viên mầm non đăng nội dung nhận trông trẻ mầm non tại nhà trên mạng xã hội.

Cùng cảnh ngộ như nhiều phụ huynh khác, anh Phạm Tiến Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) lên nhóm “tìm người trông trẻ khu vực Hà Đông” để tìm người trông con giúp.

“Nhóm này khá đông, đa số là những cô giáo “thất nghiệp” mùa dịch nên gom trẻ để trông. Giá trung bình là 200.000 đồng/ngày/ trẻ. Ở đó cô giáo cam kết sẽ trông bé, cho bé ăn uống cả bữa sáng, bữa trưa, bữa phụ.

Ngoài ra, các bé còn được dạy một số nội dung hợp với lứa tuổi. Vợ chồng đều không xin nghỉ làm được, nhà có 2 đứa đều ở tuổi mầm non nên tôi biết giá hơi cao nhưng cũng phải tìm lớp gửi con để còn đi làm”, anh Thắng cho hay.

Nhiều người cho rằng việc các giáo viên mầm non gom trẻ để trông mùa dịch là vi phạm quy định phòng dịch vì trông trẻ ở nhà không đảm bảo các tiêu chí về độ an toàn. Đó là chưa kể việc gom trẻ như vậy rất có thể làm lây lan dịch bệnh, lúc đó thì hậu quả khôn lường.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chủ động cho tất cả các trường học trên địa bàn trong đó có cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục hay nhóm trẻ nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nếu tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận trông nhóm trẻ là không đúng quy định và sẽ phải chịu trách nhiệm với việc đó”.

Theo quy định hiện hành, việc thành lập các cơ sở trông giữ trẻ phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Điều 12 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GD&ĐT quy định, việc thành lập nhóm trẻ, trường mẫu giáo độc lập phải đáp ứng những điều kiện sau: 

Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình; Có giáo viên đạt trình độ; Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu đúng quy định (phải có bếp ăn riêng, diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo ít nhất 1,5 m2/ trẻ; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2/ trẻ...).
Khi có đầy đủ các điều kiện trên, cá nhân có ý định thành lập nhóm trẻ phải gửi hồ sơ xin thành lập tới UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ quyết định cấp phép hay không trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của Phòng GD&ĐT, nơi có cơ sở trông giữ trẻ.

Điều 34 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo giấy tờ để được phép thành lập cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Sử dụng kinh phí của cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không đúng quy định của pháp luật; Hoạt động mà không đăng ký thành lập hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật…

Như vậy, cơ sở trông giữ trẻ cần phải đăng ký thành lập thì mới được phép hoạt động. Tổ chức, cá nhân vi phạm điều kiện thành lập, hoạt động của cơ cở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em sẽ bị xử phạt hành chính đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở này còn bị buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, khi gửi con ở những cơ sở trông giữ trẻ tự phát không đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, phụ huynh cần thận trọng, có kế hoạch trông giữ trẻ để đối phó với tình hình bệnh dịch có thể kéo dài, không nên tùy tiện gửi con ở những nơi không đảm bảo kẻo "tiền mất, tật mang".

Hoàng Thanh

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.