Gian hàng nông sản đặc biệt của Hà Lan ở hội chợ Việt Nam

Ngày 9/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2018 (Vietnam Food Expo) sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17-11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).

Vietnam Food Expo 2018 với 600 gian hàng của 450 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đến từ 31 tỉnh, thành và 23 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trưng bày giới thiệu đa dạng các mặt hàng thuộc các lĩnh vực rau quả tươi, sấy khô, đóng hộp, đông lạnh; thủy sản đông lạnh, đóng hộp và chế biến. Thực phẩm chế biến; thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm…

Toàn cảnh hội chợ.

Điểm nổi bật của Vietnam Food Expo 2018 là sự tham gia của các DN đạt thương hiệu quốc gia như Đường Quảng Ngãi, Vissan, Satra, Lương thực Tiền Giang, Cà phê Phúc Sinh, Dừa Bến Tre… Đặc biệt, có những DN lớn thị trường quốc tế như Turatti (Ý), Riekermann (Đức), AT (Hàn Quốc)… cũng hiện diện tại sự kiện này.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết năm nay ban tổ chức có hai mục tiêu là tập trung quảng bá thương hiệu thực phẩm Việt và quảng bá Việt Nam có khả năng cung cấp thực phẩm hữu cơ ra thị trường thế giới.

Theo ông Phú, triển lãm ngày càng có sức hút với DN. Chẳng hạn năm ngoái, các DN tham dự hội chợ được ban tổ chức hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng. Dù năm nay không hỗ trợ chi phí thuê gian hàng nữa, chỉ hỗ trợ truyền thông nhưng đến nay (9-11) ban tổ chức vẫn nhận yêu cầu đăng ký của DN.

"Năm nay triển lãm mở 600 gian hàng/1,3 ha. Mong TP.HCM có khu hội chợ rộng hơn để có nhiều DN tham gia hơn” - ông Phú nói.  

Đáng chú ý, năm nay ban tổ chức đẩy mạnh kết nối giao thương với các hội nghị như Ứng dụng công nghệ trong nông sản thực phẩmXúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam có sự tham gia của những tập đoàn phân phối lớn như Walmart, CJ, Central group, Lotte… có ý nghĩa đối với DN xuất khẩu của Việt Nam trong việc hợp tác, chuyển giao công nghệ...

Ông Carel Richter, Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM, cho biết Hà Lan vinh dự được chọn là quốc gia danh dự tại Vietnam Food Expo 2018. Khi đến gian hàng của Hà Lan, mọi người có thể trải nghiệm các loại từ thực phẩm tươi như rau, dưa chuột, dưa hấu, măng tây, cà chua đến sản phẩm thịt heo, thịt gà có nguồn gốc từ Hà Lan và được nuôi trồng tại Việt Nam.

Hơn nữa, khách tham quan có thể nếm táo Hà Lan hái ngay tại Việt Nam vì lô hàng táo Joly Red đầu mùa năm 2018 sẽ tham gia triển lãm.

Theo ông Carel Richter, thực phẩm Việt Nam rất nổi tiếng ở Hà Lan, khi đến hệ thống siêu thị Hà Lan dễ dàng tìm thấy cá, sò, ốc của Việt Nam.

Năm 2018, hai nước Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 45 năm (9/4/1973 - 9/4/2018), Việt Nam và Hà Lan đã cùng hợp tác, phát triển trong hòa bình và thịnh vượng, trên nền tảng lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.

Về quan hệ song phương, Hà Lan là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao, mở Đại sứ quán tại Việt Nam vào năm 1976 và cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam - Hà Lan bắt đầu khởi sắc từ những năm đầu của thập kỷ 1990, khi khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, trong đó có Hà Lan.

Kể từ năm 1993 đã có rất nhiều các chuyến thăm, trao đổi đoàn giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, qua đó tạo cơ sở tăng cường quan hệ hữu nghị tin cậy và hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, tiêu biểu là các chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Phan Văn Khải (2001), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2011 và 2014), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2017), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (2018) và các chuyến thăm Việt Nam của các nhà lãnh đạo Hà Lan như Thủ tướng Wim Kok (1995), Thái tử Willem Alexander (2005 và 2011), Thủ tướng Mark Rutte (2014).

Thông qua các chuyến thăm, nhiều cơ chế hợp tác song phương đã được hai nước thông qua, nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.

Việt Nam và Hà Lan là hai quốc gia ven biển có vị trí chiến lược, có vùng đồng bằng rộng lớn và phải đối mặt với những thách thức về biển đổi khí hậu và nước biển dâng. Hai nước có quan hệ hợp tác tốt đẹp và lâu dài về nông nghiệp.

Những điểm tương đồng đó đã đưa quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan từ mối quan hệ đối tác thông thường, phát triển thành Quan hệ đối tác Chiến lược về Biến đổi Khí hậu và Quản lý Nước vào năm 2010 và Quan hệ đối tác chiến lược về Nông nghiệp Bền vững và An ninh lương thực vào năm 2014.

Các thoả thuận đối tác chiến lược đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Jan Peter Balkenende ký kết vào tháng 10/2010 và trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Mark Rutte tới Việt Nam vào tháng 6/2014. Với thỏa thuận trên, Hà Lan trở thành đối tác chiến lược ngành đầu tiên của Việt Nam.

Trong những năm qua, Hà Lan đã hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long với tầm nhìn dài hạn; Chương trình Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng ra biển, giải quyết các vấn đề quản lý tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Các cuộc họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan trong lĩnh vực này được tổ chức hằng năm, đến nay, đã là Phiên họp Ủy ban liên chính phủ lần thứ sáu (Hà Lan, 3/2017). Hà Lan cũng thực hiện nhiều dự án về cung cấp nước và quản lý nguồn nước tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam như Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Dương.

Với kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến, Hà Lan đang từng bước giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo an toàn lương thực, trong đó có chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực rau, hoa quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; phát triển chuỗi ngành hàng rau quả, cà phê. Từ đó đến nay, quan hệ hai bên phát triển không ngừng, toàn diện trên tất cả các mặt và ngày càng đi vào chiều sâu, nhằm mục đích phát triển quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi.

Từ tháng 1/2014, quan hệ Việt Nam - Hà Lan đã chuyển từ hợp tác phát triển sang “đối tác thương mại”, đặt trọng tâm thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hà Lan không ngừng phát triển, kim ngạch thương mại khá lớn và tăng đều hàng năm khoảng trên 20%. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,68 tỷ USD, và trong năm 2017 đạt 7,7 tỷ USD. Trong bốn tháng đầu năm 2018, thương mại hai chiều đạt 2,3 tỷ USD (tăng gần 13% so với cùng kỳ 2017), Hà Lan trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU).

Về đầu tư, hiện Hà Lan xếp thứ 11 trong số 116 quốc gia và lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với 304 dự án có tổng số vốn đăng ký là 8,17 tỉ USD và là nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn lớn hoạt động hiệu quả như De Heus, Friesland Campina, Peja Vietnam, Heineken, Unilever, Royal Dutch Shell, Akzo Nobel, Philips... Về phía Việt Nam đã có bảy dự án đầu tư vào Hà Lan với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 6,5 triệu USD.

Cùng với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, Việt Nam và Hà Lan còn mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. Về hợp tác quốc phòng song phương, tháng 9/2011, hai bên đã ký MOU hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Hai bên đang triển khai các chương trình hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực đào tạo, công nghiệp quốc phòng.
Lam Giang

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !