Giải quyết bài toán tự chủ cho các trường đại học

Đứng trước thách thức của cơ chế tự chủ, nhiều trường đại học địa phương và đại học vùng phải đối mặt với không ít khó khăn.

Năm 2016, Trường Đại học An Giang đứng trước thực tế nguồn thu chỉ đáp ứng 30% nhu cầu hoạt động. Mức kinh phí trường được rót hàng năm 70 - 80 tỷ đồng đã trở thành gánh nặng đối với ngân sách tỉnh và trường xin chuyển làm thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2017, Trường Đại học Trà Vinh được quyết định cho thí điểm tự chủ. Đây là 2 đại học địa phương ở khu vực Tây Nam bộ, được xem là vùng trũng giáo dục của cả nước, nhưng có 2 hướng đi hoàn toàn khác nhau nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn để tìm hướng phát triển. Một chọn hướng tự chủ, một chuyển cơ quản chủ quản.  

Đó có thể coi là một phần hậu quả của cách đây hơn 10 năm, khi việc thành lập, nâng cấp trường đại học diễn ra một cách chóng mặt, đến mức được ví là mọc như nấm sau mưa. Theo báo cáo của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 1998-2009 có 312 trường đại học, cao đẳng thành lập. Nghĩa là trung bình cứ 2 tuần lại có 1 trường đại học, cao đẳng ra đời.

Điểm yếu cốt tử của việc thành lập trường đại học ồ ạt đó là tăng nhanh về số lượng, nhưng những điểm quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng đào tạo lại thiếu một cách toàn diện: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành - thí nghiệm), giáo trình, nghiên cứu khoa học…

Đến nay, dù đã sau hơn 10 năm, những hạn chế này vẫn tồn tại. Nhiều trường đã trên 10 năm mang danh đại học, nhưng lực lượng giảng viên chưa tới 20 người như Trường Đại học Bạc Liêu thành lập từ năm 2006, nhưng đến nay chỉ có vỏn vẹn 15 tiến sĩ, 137 thạc sĩ. Nhiều trường đại học khác mang danh đại học nhưng phòng thí nghiệm, thực hành thua cả những trường cao đẳng; công tác nghiên cứu khoa học hầu như không có.

Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thực tế đã được hiện thực hóa bằng Nghị quyết 77 của Chính phủ về việc cho thí điểm tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, trong giai đoạn 2015-2017.

Hiện nay đã có 23 cơ sở mạnh dạn thực hiện tự chủ và bước đầu đã cho thấy nhiều đột phá: Nhà nước không cấp ngân sách, các trường tăng học phí, nguồn thu tăng, đầu tư cơ sở vật chất tăng, đầu tư nghiên cứu khoa học mạnh mẽ, nguồn học bổng - quỹ phát triển trường tăng lên…  

Như vậy, để có thể lột xác và thoát khỏi tình trạng thoi thóp như hiện nay, các trường đại học địa phương phải mạnh dạn thực hiện cơ chế tự chủ. Khi đó, các trường sẽ không còn phụ thuộc vào ngân sách, Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ đất đai, cho vay ưu đãi để đầu tư phát triển trường và sẽ cạnh tranh bằng chất lượng. Trường nào không có chất lượng, không thu hút được người học thì sẽ tự giải thể.  

Tuy nhiên, quá trình tự chủ này vẫn còn khá nhiều vướng mắc. Theo nghiên cứu của Ths Hoàng Thị Cẩm Thương, thực trạng việc thực hiện tự chủ của các trường đại học Việt Nam như sau:

Tự chủ về tài chính: Nguồn từ ngân sách nhà nước chiếm từ 30% - 40% tổng thu của các trường đại học hàng năm. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, bao gồm nguồn thu từ sinh viên và các nguồn thu khác chiếm khoảng 60% - 70% tổng nguồn thu của các trường.

Bình quân các trường đại học tự đảm bảo cân đối chi thường xuyên được khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi thường xuyên này vẫn chưa thể đảm bảo đủ nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo thu nhâp tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàng năm.

Trước thực trạng này, các trường phải tự cân đối bù đắp chi thường xuyên đối với khối đào tạo chính quy tập trung từ các khoản thu của các hệ đào tạo liên kết trong và ngoài nước, đào tạo bằng đại học thứ 2, đào tạo thường xuyên…

Tự chủ về nhân sự: Hiện nay quyền tự chủ về tổ chức, quản lý, nhân sự vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải được hoàn thiện tiếp để bảo đảm tính công bằng, công khai, khoa học của các quy định về mặt tổ chức.

Việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên các trường vẫn phải tính theo hệ số lương cơ bản do nhà nước quy định, trừ đại học quốc gia là tự quyết định. Vì vậy, đã gây khó khăn cho các trường trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động và thu hút các giảng viên cũng như các nhà khoa học giỏi về làm việc cho nhà trường.

Tự chủ về đào tạo: Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy quyền tự chủ trong lĩnh vực kế hoạch tuyển sinh vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chỉ có 28% các trường đại học đã thực sự thực hiện tự chủ về vấn đề tuyển sinh và khoảng 44% trường đại học có quyền tự chủ về vấn đề đào tạo.

Trên thực tế hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nắm giữ và chỉ đạo công tác tuyển sinh. Vì vậy, các trường đại học đang bị phụ thuộc ở nhiều khâu như: ngày tổ chức kỳ thi tuyển sinh trong cả nước, việc phát hành hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và việc nhận hồ sơ. Chương trình khung này chiếm 70% khối lượng nội dung chương trình và các trường chỉ được tự chủ có 30% khối lượng nội dung còn lại.

Về xây dựng kế hoạch giảng dạy, qua điều tra, có 66% ý kiến cho các trường đã có đầy đủ quyền hạn. Về việc tổ chức biên soạn, duyệt và thẩm định giáo trình, có 70% ý kiến điều tra cho các trường đã có đầy đủ quyền hạn.

Nhìn chung, mức độ tự chủ về tuyển sinh và đào tạo của các trường đại học vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề mà nhà nước cần phải xem xét mở rộng quyền tự chủ nhiều hơn nữa, để các trường chủ động trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường và sự hội nhập quốc tế.

Bạch Dương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !