Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?

Lý giải thắc mắc của người dân về giá đắt "cắt cổ" tại các phòng khám tự nguyện tại BV công, các BV cho rằng do đầu tư tốn kém, phải vay ngân hàng nên giá cả đương nhiên phải đắt, bệnh nhân đủ tài chính thì tìm đến, BV không ép buộc.

Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?

Đắt "cắt cổ" như phòng khám tự nguyện BV công

Gầm giường, hành lang bệnh viện cũng không còn chỗ chen

Lý giải về phản ánh của người dân cho rằng giá dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện tại bệnh viện Phụ sản Trung ương đắt đỏ, trao đổi với PV báo điện tử Infonet, ông Vũ Bá Quyết – Phó giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết, tại BV phụ sản Trung ương, Giám đốc BV chỉ định các bác sỹ đầu tư cơ sở trang thiết bị, ngoài số vốn các bác sỹ bỏ ra, BV đi vay ngân hàng để đầu tư, không để tư nhân hóa hoàn toàn. Nhiều trang thiết bị y tế đầu tư ban đầu rất lớn, như máy chụp cắt lớp giá trị 3 - 4 tỷ đồng, nên giá cả dịch vụ đương nhiên sẽ đắt hơn khám chữa bệnh theo bảo hiểm.

"Tôi còn nhớ bài học ở BV Bình Định cũng được xã hội hóa mở các khoa khám, phòng khám theo yêu cầu, nhưng giờ phải đóng cửa. Vì khi đầu tư vốn lớn, người ta bắt bệnh nhân chụp chiếu, khám bệnh 100%. Tức là bệnh nhân chỉ đau một bộ phận, các bác sỹ phòng khám theo yêu cầu bắt bệnh nhân chụp chiếu tất cả các bộ phận khác để thu tiền, chưa kể kê đơn nhiều loại thuốc… vì ở BV địa phương nên sau một thời gian phòng khám phải đóng cửa vì không có bệnh nhân", lãnh đạo BV Phụ sản Trung ương thẳng thắn.

Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?

Giá dịch vụ tại các phòng khám theo yêu cầu cao gấp hàng chục lần so với giá khám chữa thông thường

Theo ông Tiến, các khoa/phòng khám bệnh theo yêu cầu xuất phát từ thực tế và chủ trương của Bộ Y tế, vì vậy, các BV luôn vận hành hai hệ thống song song nhau là phòng khám theo yêu cầu và phòng khám bình thường và phòng khám bảo hiểm.

"Giá cả đều do Bộ Y tế duyệt, chẳng hạn như phòng khám theo bảo hiểm giá từ 3.000 đồng tiền khám/ca, chúng tôi đề xuất tăng lên 20.000 đồng/ca. Trước đây giá 3.000 đồng/ca, chúng tôi phải phục vụ điện, nước, dịch vụ dọn phòng… tính ra đã hơn mười ngàn đồng/ca rồi".

"Còn khám tại phòng khám trung bình, tức là BV chúng tôi đã được Bộ Y tế duyệt giá cả là từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/ca".

"Đối với phòng khám theo yêu cầu, các bác sỹ BV chúng tôi phải vay vốn của ngân hàng đầu tư trang thiết bị, rồi các bác sỹ, giáo sư có trình độ tay nghề cao đứng ra khám chữa bệnh và đương nhiên giá sẽ cao, nhưng mức giá này được Bộ Y tế duyệt", ông Tiến nhấn mạnh.

Ông Tiến cũng chia sẻ quan điểm, nếu xây dựng các bệnh viện tư nhân như ở chuyên ngành Phụ sản thì sẽ thất bại. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bệnh viện tư nhân về ngành phụ sản thì xảy ra một hiện tượng là các lãnh đạo, chủ tịch HĐQT chi phối không có kiến thức về chuyên môn.

Bác sỹ Đỗ Việt Hải – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khẳng định, khu vực phòng khám theo yêu cầu đắt tiền gấp 3 -4 lần, nên các dịch vụ sẽ tốt hơn, tuy nhiên cũng có rất ít bệnh nhân. Bên cạnh đó, mức giá các BV đưa ra là vậy, bệnh nhân cảm thấy đủ sức tài chính thì tìm đến, BV không ép buộc.

"Mức giá khám tại khu điều trị tự nguyện là do Bộ Y tế quy định và mức giá đó đóng thuế theo từng khu vực", Phó Giám đốc BV Nhi khẳng định.

Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?
Khu điều trị nội trú theo yêu cầu lúc nào cũng sạch sẽ nhưng vắng bóng bệnh nhân vì đắt đỏ

Theo ông Hải, việc xây dựng giá khám bệnh tại các phòng khám dịch vụ của các BV do thủ trưởng đơn vị quyết định, dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lũy.

"Tâm lý bệnh nhân là thường lên các bệnh viện đầu ngành để khám chữa bệnh mới yên tâm, ngày đông số bệnh nhân lên tới 3000 – 4000 người, phần lớn là khám chữa theo bảo hiểm, vì vậy sẽ xảy ra tình trạng quá tải. Trong khi đội ngũ y, bác sỹ chúng tôi chỉ có hạn, ngày nào cũng như ngày nào, sáng sớm chúng tôi phải làm việc rồi. Chúng tôi cũng là con người, đâu phải là cái máy có thể phục vụ hết được. Vì vậy, việc khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế thực sự chưa thể chu đáo được".

Bà Tô Minh Hương – Phó Giám đốc BV Phụ sản HN cho biết, tại các Khoa Điều trị tự nguyện ở những bệnh viện lớn, nhưng đây vẫn là cơ sở y tế chịu sự quản lý của các BV, vì vậy, việc xây dựng giá khám chữa bệnh vẫn phải theo nguyên tắc mà cấp trên đưa ra.

Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?

Khám chữa bệnh theo bảo hiểm luôn trong tình trạng đông đúc, chờ đợi.

Khác với các phòng khám dịch vụ tư nhân bên ngoài phải tự xây dựng cơ sở vật chất, thuê mướn nhân lực, các khu khám bệnh, điều trị tự nguyện trong các BV công tận dụng được mặt bằng, đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm cũng như một phần cơ sở vật chất được đầu tư công…

Tuy nhiên, nhìn nhận trên thực tế, công tác xã hội hóa y tế mới chỉ gói gọn trong đội ngũ những BV có tiếng và đội ngũ y bác sĩ của các BV này, phương thức chi trả khám chữa bệnh là "phí theo dịch vụ", tức là người bệnh sử dụng dịch vụ gì sẽ trả tiền dịch vụ đó, nên việc lạm dụng dịch vụ, tận thu như phản ánh của người bệnh chưa thể giải quyết.

Nguyễn Hiếu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !