Lần thứ 3 chồng nói ly hôn, tôi trả anh kỷ vật ấy rồi dắt con đi thẳng

Trước khi bước khỏi căn nhà từng có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ, tôi đưa lại một vật khiến chồng cũ khóc không thành tiếng.

Tôi thuộc mẫu người của gia đình, công việc ổn định, biết nấu nướng và thích chăm sóc nhà cửa. Tôi luôn muốn kết nối và yêu thương các thành viên trong nhà.

Tôi yêu thương mọi người nhà chồng, coi họ như gia đình thứ hai, không có chút phân biệt nào hết. Bố mẹ tôi ở quê, không thường xuyên ở bên nên tôi chỉ có thể gọi điện hỏi thăm.

Ngược lại, gia đình chồng ở gần nên tôi dành thời gian qua lại nhiều hơn. Mỗi lần gọi điện cho tôi, bố mẹ đẻ cũng thường nhắc tôi phải thường xuyên thăm hỏi bố mẹ chồng.

Tôi có sở thích chọn và mua đồ cho người thân từ những thứ nhỏ nhặt như dầu gội, sữa tắm, quần áo, vớ, ví.... Tôi luôn lựa chọn những thứ tốt nhất cho chồng mà không đắn đo nhiều về giá cả vì tôi coi đó là một niềm hạnh phúc. 

Kể cả việc chăm con tôi cũng chưa từng tị nạnh với anh. Tôi có thể tan làm ở công ty, tất tả về nhà đi chợ, đón con rồi lại sấp mặt nấu nướng, tắm táp cho con để chồng thoải mái đi đá bóng hay uống bia với các bạn cuối giờ chiều.

Lúc bố mẹ chồng ốm nằm viện thì cũng chỉ mình tôi trông nom, cơm cháo cho ông bà. Kể cả bố mẹ chồng bệnh gì, bệnh thế nào, sở thích là gì... có khi tôi còn nắm rõ hơn chồng mình.

Cuộc sống hi sinh vì gia đình của tôi cứ thế kéo dài suốt 5 năm. Thế nhưng, một ngày tôi chợt nhận ra những hi sinh ấy của mình không hề được ghi nhận, ngược lại chồng còn coi đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của tôi.

{keywords}
Ảnh minh họa

Lúc bố tôi bị bệnh, chồng chỉ hỏi thăm qua tôi một cách nhạt nhẽo, bên ngoại có giỗ chạp anh cũng toàn biện lý do để không phải về quê tôi. Có lẽ anh không yêu tôi nên chẳng thể coi những người thân của tôi là người thân của anh được.

Có những lúc tôi ốm, nằm cạnh anh mà anh chẳng biết, đến khi nhờ anh nấu cháo thì anh mới làm. Đôi khi tôi cảm thấy chúng tôi như hai người bạn chung phòng trọ.

Có lẽ tôi sẽ vẫn cố níu giữ cuộc hôn nhân ấy cho đến khi tôi tận mắt chứng kiến anh đút đồ ăn cho cô gái khác trong nhà hàng, thậm chí có những cử chỉ hết sức thân mật mà tôi không còn nhớ nổi bao lâu rồi chồng không âu yếm tôi như thế. Hóa ra, tôi cứ hi sinh một cách mù quáng còn chồng lại vui vẻ bên một người phụ nữ khác.

Sau lần ấy tôi và chồng thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã. Có những thứ không bao giờ được nói ra và với tôi có những thứ không được lặp lại quá 3 lần. Tới lần thứ 3 cãi nhau anh nói đến từ ly hôn, tôi biết mình buộc phải chấm dứt cuộc hôn nhân này.

Không chờ đến ngày ra tòa, tôi đã dọn đồ và hai mẹ con rời khỏi nhà. Tôi vẫn nghĩ nếu mình cố gắng vun đắp sẽ được hạnh phúc, nhưng điều đó chỉ như "dã tràng xe cát" khi một người cố gắng xây còn một người đạp đổ.

Trước lúc rời khỏi nhà tôi đưa lại cho anh chiếc hộp cũ kỹ, trong đó là chiếc nhẫn mỹ ký mà anh tặng tôi hồi yêu nhau. Ngày ấy chúng tôi nghèo lắm nên anh chẳng có tiền mua nổi chiếc nhẫn cầu hôn tôi. Hôm ấy anh mang chiếc nhẫn đến tặng cho tôi, hứa cả đời này sẽ chăm sóc và yêu thương tôi.

Nhận chiếc nhẫn vài ngàn đồng ấy, tôi đồng ý làm vợ anh và cùng anh gây dựng nên ngày hôm nay. Nhưng có lẽ khi có tiền, khi thành đạt rồi anh đã quên hết những gì chúng tôi đã trải qua với nhau.

Anh cầm chiếc hộp trên tay, mặt tái lại nhưng giờ đây tôi cũng không còn quan tâm đến việc anh nghĩ gì nữa. Tôi dắt con và kéo vali đi thẳng, quyết định sống cuộc đời độc lập và tự chủ.

Bạn đọc Thu Bùi

Mắt tôi tối sầm khi nghe chồng cầu xin một điều trong đêm tân hôn

Mắt tôi tối sầm khi nghe chồng cầu xin một điều trong đêm tân hôn

Chị gái tôi đã phải chịu nỗi khổ ấy, chẳng lẽ cuộc đời tôi lại đi vào vết xe đổ của chị khi lấy chồng.

* Không copy nội dung bài viết dưới mọi hình thức khi chưa được Infonet chấp thuận bằng văn bản!

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !