Nuôi dạy con: Không thể không so sánh, nhưng cần so sánh hợp lý

Có con, ta học được cách chấp nhận, gồng mình chịu đựng và chờ đợi ngày mọi chuyện chuyển biến tốt hơn.

Thế nào là mẹ tốt?

Khi được hỏi “Thế nào là một người mẹ tốt, thế nào là một người mẹ tệ?”, chế Hòa nói: “Quan điểm của tôi là không có bà mẹ tốt, cũng không có bà mẹ tồi. Với tôi, mẹ không phải là một chức danh”. 

Chế Hòa và cậu con trai lớn
Chế Hòa và cậu con trai lớn

Theo chị, cũng không có “quy chuẩn làm mẹ” kiểu như: 1. Làm mẹ phải dịu dàng. 2. Làm mẹ phải chuẩn mực. 3. Làm mẹ phải tâm lý... với các tiêu chuẩn đè nặng lên vai một phụ nữ có  con. 

Mẹ chỉ là một tiếng xưng hô. Mẹ là một con người, một phụ nữ, bên trong là một vũ trụ riêng biệt. Con là một con người khác có mối liên hệ sinh học với mẹ, bên trong con vẫn là một vũ trụ bí ẩn và duy nhất mà mẹ phải lần dò khám phá suốt khoảng thời gian mẹ sống bên con”. 

Và sau cùng, mẹ chỉ là một người bình thường, có những khi điên rồ, xấu xí, có những lúc gàn dở, sai lầm. Nhưng là một người vô cùng yêu thương con, sẵn sàng dành cho con những gì tốt nhất mình có được, mẹ sẵn sàng lắng nghe, nhận lỗi và cố gắng sửa sai. Mẹ là một người không phải cái gì cũng biết nhưng là một người sống lâu hơn con trong cõi nhân gian này nên sẽ hướng dẫn con những gì mẹ biết, cho con những cách thức để tìm kiếm kiến thức, tìm hiểu thế giới. 

Ông, bà, cha, mẹ, con… đều là những người đang học cách chung sống với nhau và tận hưởng cuộc đời.

Dạy con theo sách rất… khác với đời thực

Chế Hòa rất mê đọc sách, trước khi có con chế Hòa đã đọc nhiều sách về nuôi dạy con, cả của tác giả phương Đông lẫn phương Tây. Khác biệt rất lớn giữa sách nuôi dạy con và cuộc sống đời thực ấy nằm ở sự so sánh. 

“Nhiều sách thường khuyên, nuôi dạy con thì không nên so sánh, nhưng thực ra khi nuôi dạy con “phải so sánh” - chế Hòa cho biết. 

Chế Hòa nói: “Chẳng thể nào không so sánh khi con có một đứa em, một người anh “xêm xêm” tuổi ở ngay bên cạnh, học cùng một trường, cùng một chương trình giáo dục, cùng cha cùng mẹ, cùng điều kiện sống. Nhưng việc học hành, ăn ngủ, vui chơi chúng lại trải qua khác hẳn nhau. 

Làm sao không so sánh trong khi mẹ hỏi con “Hôm nay có bài tập gì?”, mặt con cứ đơ ra không biết, “tập của con đâu, sách của con đâu”, con không nhớ đã bỏ ở đâu rồi, trong khi đứa trẻ con cô cậu, chỉ lớn hơn một tuổi, thì biết đăng ký học với trường qua email, qua trang web, biết mỗi ngày tự làm bài, tự chạy xe đi học, tự biết canh giờ ăn uống, tắm rửa, kết quả học xuất sắc. Mẹ cậu bé ấy chỉ việc đi làm tối về ngủ, chẳng phải lo lắng gì”.  

Chế Hòa giãi bày rằng, đôi khi chị phải phân tích: “Con học… chậm quá, mà tính tình thì bướng bỉnh quá! Con mất hai buổi chiều của cả mẹ lẫn con để hoàn thành hai bài chính tả, còn em con chỉ cần một tiếng. Vậy nên con đừng ganh tị khi thấy em nhiều thời gian chơi hơn, cũng đừng chống đối khi mẹ yêu cầu con dành nhiều thời gian học hơn em. Mình chậm thì phải cần cù hơn bù lại”.

Hai con trai của chế Hòa
Hai con trai của chế Hòa

So sánh hợp lý cũng cần thiết

Nhìn con cha mẹ thường ngẫm đến bản thân. Bảo rằng sống đừng so sánh, đừng ngước lên nhìn xuống, nhưng dễ gì ta không chạnh lòng khi thấy người khác giàu có, giỏi giang hay có đứa con ngoan ngoãn hơn con mình. Nhưng so sánh để hiểu rằng mình thiếu gì và đang có gì để nỗ lực hoặc biết hài lòng hơn lại cần thiết. Đó là một trong rất nhiều điều không có trong sách dạy con.

“Cũng có thể ông trời thử thách nên “ban cho” tôi một đứa con trai (cậu con lớn) đặc biệt. Con có IQ thấp, khả năng tập trung kém, gầy ốm, chậm chạp, mơ màng, lười biếng. Con có phần nhút nhát, sợ hãi từ bóng đêm cho tới con gián” - chế Hòa cười nói.

Con trai chế Hòa chưa thật sự bị một hội chứng tâm lý nào, nhưng nhiều biểu hiện của cậu chạm đến sát ngưỡng chịu đựng của mẹ. Chế Hòa tâm sự, khi bé ba tuổi, không bằng lòng một điều gì đó con sẽ hét lên với một âm vực cao chói lói, âm lượng như có thể… rung tường, bể mái, và kéo dài cả phút đồng hồ.

Có lần chế Hòa và con đứng trong toilet, nhìn con, biết con đang “lên cơn” ngang bướng và sắp sửa hét, chế Hòa vội vàng: “Con đừng hét, con đừng hét! Trời ơi, con đừng hét mà!”. Nhưng không kịp nữa, con hét lên lùng bùng màng nhĩ, tiếng hét dội ong ong vào mấy bức tường nhà tắm chật chội. Tim chế Hòa đập thình thịch như muốn nhảy khỏi lồng ngực, không biết vì tức giận, sợ hãi hay bị kích động. Chế Hòa vội vàng lao ra khỏi nhà tắm. Nếu tiếp tục đứng trong đó, có lẽ chế Hòa mất kiềm chế và hét lên cùng con.

Chế Hòa cho biết chị từng đánh đòn con. Đó là buổi tối chị phải thức rất khuya làm việc, nhưng mới năm giờ sáng con đã dậy quấy khóc hàng tiếng đồng hồ không có lý do.

Trẻ nhỏ không bao giờ biết bạn đã thức khuya đến mức nào, đã phải dậy từ sớm ra sao, đã trải qua một ngày làm việc mệt nhoài, đang đói cồn cào, khát cháy họng hay nóng nực, bẩn thỉu, cáu bẳn ra sao. Con cứ la hét, phá phách, vòi vĩnh, mè nheo, đánh nhau rách đầu chảy máu.

Thậm chí khi mẹ tưởng đã có thể ngả lưng và ngủ... như chết, thì con bắt đầu sốt cao, ói khắp nệm gối, áo quần, đầu tóc của mẹ. Lúc ấy mẹ phải là một chiến binh kiên cường. Và đôi khi mẹ không biết rốt cuộc vì sao mình có thể sinh tồn qua những ngày tháng như vậy.

Có con, chế Hòa học được rằng, mọi việc đôi khi không phải cứ hợp lý là được, không phải cái gì cũng có cách giải quyết. Có con, ta học được cách chấp nhận, gồng mình chịu đựng và chờ đợi ngày mọi chuyện chuyển biến tốt hơn. 

6 mẹo nhỏ bảo vệ con an toàn không phải cha mẹ nào cũng biết, nhất là

6 mẹo nhỏ bảo vệ con an toàn không phải cha mẹ nào cũng biết, nhất là "chiêu" đầu tiên

Bảo vệ con an toàn là trách nhiệm của những ông bố bà mẹ, song trên thực tế không phải ai cũng 'thuộc lòng' các bí quyết 'nhỏ mà có võ' này.

Theo phunuonline

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Đang cập nhật dữ liệu !