Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm và cách cải thiện tình trạng, giảm stress cho bố mẹ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm (còn gọi "khóc dạ đề"), trong đó một số bé có thể thường xuyên thức giấc vào ban đêm do trong tiềm thức chúng sợ hãi và thiếu cảm giác an toàn.
Có lẽ đối với hầu hết những người mới làm cha làm mẹ, nỗi day dứt, mệt mỏi nhất là phải đối mặt với tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục vào ban đêm. Thông thường lúc này trẻ quấy khóc không ngừng khiến cha mẹ không biết phải dỗ con như thế nào.
Để ứng phó với điều này, bố mẹ cần hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh khóc đêm, một số người có thể nghĩ rằng trẻ khóc vì đói nhưng thực tế không hẳn như vậy, còn có một số lý do khác nữa.
Trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục về đêm, dỗ ngủ không được, có thể do những nguyên nhân sau đây:
Trẻ đói
Như hầu hết các ông bố bà mẹ mới làm quen nghĩ đôi khi trẻ thức giấc và khóc đêm vì đói, tình huống này dễ giải quyết hơn, bạn chỉ cần cho trẻ ăn. Tất nhiên, hầu hết điều này xảy ra ở giai đoạn sơ sinh, và nó tương đối thường xuyên, vì trẻ sơ sinh phải bú mẹ hai tiếng một lần. ở giai đoạn này, các bà mẹ sẽ mệt mỏi hơn nên các ông bố hãy giúp đỡ mẹ nhiều hơn, đừng để mẹ làm điều đó một mình.
Một số ông bố thiếu trách nhiệm thường chọn ngủ phòng riêng với mẹ, họ cho rằng việc con thường xuyên thức đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc vào ngày hôm sau. Thực tế, hành vi này là thiếu trách nhiệm.
Tã bẩn
Đôi khi bé thức giấc vào ban đêm vì tã đã đầy, nếu lâu không thay tã sẽ trở thành một ổ vi khuẩn rất lớn, dễ gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục của bé, khiến bé bị hăm. Khi da bé bị nhiễm trùng, viêm nhiễm… sẽ có cảm giác ngứa ngáy, điều này cũng kích thích bé thức giấc và quấy khóc vào ban đêm.
Để khắc phục điều này, sau khi nghe tiếng khóc của trẻ, các bà mẹ nên kiểm tra xem tã của trẻ đã đầy chưa, nếu có hãy giúp trẻ thay tã mới, sau đó cho ngủ một giấc ngắn để xem phản ứng của trẻ. Nếu trẻ ngủ thiếp đi có nghĩa là trẻ đã thức giấc vì cái tã khiến trẻ khó chịu. Nếu trẻ vẫn quấy khóc thì có thể do nguyên nhân khác, cần có biện pháp khác để dỗ dành.
Đầy hơi
Một số bà mẹ mới tập cho trẻ bú quá nhiều lần trong một đêm khiến trẻ khó tiêu hóa và hấp thu, thậm chí bị đầy hơi. Sự khó chịu về đường tiêu hóa này cũng sẽ kích thích trẻ quấy khóc.
Trước thực trạng này, khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú đều đặn, không nên cho trẻ bú quá nhiều lần, không nên cho trẻ bú quá no.
Cho trẻ bú vừa đủ, khi thấy trẻ khó chịu vì đầy hơi, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp trẻ bớt khó chịu đường tiêu hóa và tống khí ra ngoài cơ thể.
Nhiệt độ không phù hợp
Cũng có một số bé quấy khóc liên tục vào ban đêm do chưa thích nghi với nhiệt độ xung quanh, nếu bé thấy quá lạnh hoặc quá nóng thì sẽ thức giấc và nhắc nhở các mẹ bằng cách khóc. Lúc này các mẹ có thể quan sát trạng thái của bé, nếu thấy thân nhiệt bé thấp thì có thể mặc thêm quần áo cho bé, nếu thấy bé ra mồ hôi là do nóng quá.
Cảm giác thiếu an toàn
Một số bé có thể thường xuyên thức giấc vào ban đêm do trong tiềm thức chúng sợ hãi và thiếu cảm giác an toàn, sau đó khóc không ngừng để tìm kiếm cảm giác an toàn.
Nếu rơi vào trường hợp này, các mẹ cần thường xuyên dỗ dành bé để bé biết rằng mẹ đang ở bên cạnh bé, đừng cảm thấy sợ hãi và hãy để bé ngủ yên.
Buồn ngủ
Cuối cùng, cũng có một tình trạng tương đối phổ biến đó là một số trẻ bắt đầu quấy khóc trước khi đi ngủ, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ buồn ngủ.
Đối với trẻ sơ sinh cần duy trì giấc ngủ trên 16 tiếng mỗi ngày, nếu không được ngủ đủ thời gian và không cung cấp cho trẻ môi trường ngủ thích hợp, chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng khiến trẻ quấy khóc.
Khi các mẹ gặp phải trường hợp này, cách tốt nhất là dỗ bé ngủ và tạo môi trường ngủ thích hợp cho bé như kéo rèm, giảm âm lượng…
Trạng thái giấc ngủ của trẻ liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự tăng trưởng, phát triển của trẻ, vì vậy các mẹ nên dành nhiều thời gian và công sức hơn để cải thiện giấc ngủ cho trẻ, để trẻ ngủ ngon và bản thân các mẹ cũng được thoải mái hơn.
Hạ Thảo (lược dịch)
Trẻ con suốt ngày 'như chó với mèo', bố mẹ mặc kệ hay cần làm gì?
Xung đột của con cái trong gia đình luôn là một vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống của mỗi bậc cha mẹ. Theo quy luật, rắc rối bắt đầu khi đứa con thứ hai xuất hiện trong gia đình và đứa lớn nhất đã hơn bảy tuổi.
3 đặc điểm chứng minh 'con trai giống mẹ'
Trên thực tế, ở một khía cạnh nào đó, chuyện con trai giống mẹ không phải là tin đồn. Các nghiên cứu về di truyền gene đã phát hiện ra rằng con trai có nhiều khả năng thừa hưởng một số đặc điểm từ mẹ.