Cô bé 13 tuổi uống thuốc sâu tự tử: 'Bắt nạt' trên mạng xã hội tàn nhẫn hơn trực tiếp

N.T.N, cô bé 13 tuổi xinh xắn, đến từ Long An, chỉ vì áp lực học đường, bị bạn bè tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội facebook nên nghĩ quẩn mà uống thuốc trừ sâu tự tử. 

{keywords}
Bé N.T.N đã qua cơn nguy kịch 

Bị cô lập trên Facebook, cô bé 13 tuổi uống thuốc sâu tự tự

Bên cạnh những mặt tích cực thì mạng xã hội (MXH) cũng bộc lộ nhiều bất cập. Tình trạng "bắt nạt" trên MXH đang là nỗi ám ảnh của không ít các học sinh trung học cơ sở đang ở lứa tuổi 'ẩm ương'.

NT.N, cô bé 13 tuổi xinh xắn, đến từ Long An, chỉ vì áp lực học đường, bị bạn bè tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội nên nghĩ quẩn mà uống thuốc trừ sâu tự tử.

Sau khi uống, em ói liên tục, khó thở, rung giật tay, lơ mơ dần nên người nhà đưa vào bệnh viện địa phương sơ cứu, rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch, đặt ống thở giúp thở hỗ trợ rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Chia sẻ với nhà tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện, người được bệnh viện phân công gặp gỡ gia đình vào những giây phút tuyệt vọng nhất, khi bé đang nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu, bố  T.N cho biết em là con đầu lòng trong gia đình hai con gái.

Sau khi bố mẹ ly hôn, em sống với bố và bà nội, em gái ở cùng mẹ. Đầu năm lớp bảy này, T.N. là lớp phó học tập, có mâu thuẫn với một số bạn trong lớp.

Dần dần, T.N bị tẩy chay, cô lập và "bắt nạt hội đồng" trên mạng xã hội Facebook. Em đã ngất xỉu 1 lần trong trường vì áp lực và do bị bắt nạt vào học kỳ 1 năm ngoái.

Và đỉnh điểm lần này, câu chuyện phán xét và tẩy chay lại tiếp diễn dẫn đến hành động đáng tiếc. Em uống thuốc diệt cỏ Bassa Fenobucarb Pertrang 50 EC (hoạt chất Carbamat) không rõ lượng, em khai khi còn tỉnh đã uống khoảng 200cc.

Bị nôn liên tục, lo sợ sẽ chết nên lúc này em mới gọi bà nội kể lại sự việc. Cả nhà đưa em vào bệnh viện địa phương nhưng em rơi vào tình trạng lơ mơ, mê dần, tím tái, thở yếu, tăng tiết đàm nhớt, đồng tử 2 bên co nhỏ khoảng 1mm.

Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng của em cải thiện, được cai máy thở, tỉnh táo, chức năng cơ quan cải thiện, định lượng men ACE hồi phục khả quan.

Bắt nạt trên MXH tàn nhẫn hơn trực tiếp

Dù thoát cơn nguy hiểm nhưng người thân vẫn lo lắng về khả năng hồi phục tâm lý của em. Bố em cho biết đã làm việc cùng giáo viên và Ban giám hiệu cũng đã tìm đến động viên tìm hướng giải quyết, nhưng có thể gia đình cân nhắc sẽ chuyển trường cho T.N.

Đây không phải trường hợp đầu tiên trẻ tự tử ở tuổi mới lớn vì áp lực cuộc sống trong đó có những trường hợp bị bạo hành thể xác và tinh thần.

Chia sẻ với Infonet, PGS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (Hà Nội), cho biết, một kết quả nghiên cứu của các nhóm từ Trường ĐH Giáo dục và ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho rằng việc bị bắt nạt dù là trên thế giới ảo nhưng lại có ảnh hưởng thực đến tâm lý của học sinh.

Đối với những học sinh bị bắt nạt bằng lời trên mạng, kết quả cũng cho thấy có mối tương quan thuận giữa stress lo âu trầm cảm, tăng động, khả năng tự kiểm soát kém và tính bất thường với việc bị bắt nạt.

PGS Trần Thành Nam nhấn mạnh, bắt nạt trực tuyến kinh khủng hơn so với bắt nạt trực tiếp vì việc này là 24/7, không giới hạn về thời gian, trẻ ngồi bất cứ đâu cũng vẫn bị bắt nạt.

Với hai tính chất như vậy, trẻ bị bắt nạt trên mạng sẽ cảm thấy hoàn toàn bất lực, không có giải pháp hay phương cách đối phó trong một không gian mà ngay cả khi người bắt nạt đã ngưng hành động thì tác hại của những tài liệu được tung lên mạng vẫn tiếp tục.

Theo PGS Trần Thành Nam, chúng ta đang sống trong một xã hội số và không thể nào cấm trẻ tuyệt giao với công nghệ. Vậy nên, thay vì cấm thì cha mẹ hãy dạy cho trẻ một số kỹ năng sống an toàn trên mạng xã hội.

Đặc biệt đối với trẻ ở tuổi dậy thì, bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên con, chia sẻ cùng con những khúc mắc trong cuộc sống để có thể giải quyết những vấn đề tiêu cực nơi con trẻ một cách kịp thời.

Trẻ nổi loạn khiến cha mẹ, giáo viên bất lực: Giáo dục "không có cửa" cho bạo lực!

Trẻ nổi loạn khiến cha mẹ, giáo viên bất lực: Giáo dục "không có cửa" cho bạo lực!

Có nhiều cách giáo dục trẻ ở tuổi nổi loạn nhưng tuyệt đối không được dùng bạo lực với con trẻ. 

N. Huyền  

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !