Bố mẹ luôn mồm nói 'Con thật hư!' mà không lường tới hệ quả tai hại với tâm lý trẻ em
Phụ huynh nên bỏ thói quen sử dụng những cụm từ phổ biến này khỏi vốn từ vựng về nuôi dạy con cái để con không mắc phải bệnh tâm lý.
Bạn đã cố gắng hết sức nhưng đôi khi vô tình những câu nói của mình gây tổn thương đến tâm lý của con. Đó không phải hoàn toàn do lỗi của bạn, có thể đó là cụm từ, câu nói bạn nghe nhiều trong thời thơ ấu của mình mà cha mẹ bạn hoặc chính bạn không nhận ra chúng gây ám ảnh tới mức độ nào.
1. Đó không phải là chuyện lớn
Trẻ con thường khóc lóc, dễ rung động trước những điều đơn giản, thậm chí đôi khi nghe có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng trong tiếng khóc, lời than vãn của trẻ có thể ẩn sâu ý nghĩa cảm xúc, thực sự rất lớn.
Amy McCready, một nhà giáo dục nuôi dạy con, người tạo lập giải pháp nuôi dạy con tích cực đưa ra lời khuyên rằng, khi rơi vào hoàn cảnh đó, cha mẹ không nên nói rằng 'đó không phải là chuyện lớn' hay 'thật ngớ ngẩn khi sợ hãi, thất vọng' ....
Thay vào đó, cha mẹ hãy dành một chút thời gian, cố gắng hiểu vấn đề từ quan điểm của con. Cha mẹ có thể nói rằng 'mẹ biết con đang thực sự cảm thấy sợ hãi nhưng chúng ta có thể làm gì để giúp con bớt cảm thấy khó chịu, đau lòng không?'. Cha mẹ nên nói rõ rằng mình đang có mặt ở đó để giúp con.
2. Con không bao giờ/ luôn luôn làm như vậy
Khi cha mẹ nói rằng 'con không bao giờ' hay 'con luôn luôn làm như vậy', trẻ thường phản kháng và cho rằng điều đó không đúng. Do vậy, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên tránh sử dụng từ 'không bao giờ'.
Thay vào đó, cha mẹ hãy thử nhắc nhở bản thân về lý do tại sao con bạn thực hiện một hành vi cụ thể tại một thời điểm cụ thể.
3. Khi con làm điều đó mẹ rất buồn
Cha mẹ sẽ cảm thấy thất vọng khi con không nghe lời nhưng điều quan trọng là phải giữ giới hạn, kìm nén cảm xúc để không nói những lời tổn thương lớn đến con.
Khi trẻ cảm thấy mình có thể quyết định cảm xúc của cha mẹ như vui, buồn, giận giữ... thì trẻ có thể tiếp tục điều khiển nó theo ý bản thân.
Thay vì nói ra cảm xúc để phản ánh hành vi của con, cha mẹ có thể đặt ra ranh giới cho con bằng cách nói 'con không được phép nhảy lên ghế' hay 'con muốn chơi yên lặng ở đây hay ra ngoài' ...
4. Cứ để mẹ làm cho
Khi bạn đã ra khỏi nhà nhưng vẫn phải chờ đợi con hoàn thành một nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản mà con mãi không xong, bạn có thể trở nên cáu giận và nói rằng con không thể làm chuyện đó và để mẹ làm cho.
Tuy nhiên, câu nói và hành động này không tốt cho sự phát triển của con sau này. Thay vào đó, hãy làm chậm lại, cho trẻ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nếu cần thiết phải giúp con vì thời gian quá gấp thì cha mẹ nên giải thích cho con hiểu. Cha mẹ có thể nói rằng 'mẹ sẽ giúp con một lần này vì chúng ta đã bị muộn nhưng chúng ta sẽ luyện tập lại việc này sau'.
5. Con thật hư! Con là đồ nghịch ngợm!
Những con nói kiểu dán nhãn tính cách của con là một trong nhiều điều cha mẹ cần tránh tuyệt đối. Gắn nhãn cho con có thể làm cản trở mối quan hệ của cha mẹ và con cái, khiến con trở nên tự ti vì cha mẹ sẽ liên kết các hành vi nhất định với đặc điểm tính cách nào đó thay vì đào sâu, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến tâm lý của con.
Ngay cả những nhãn tích cực như con thông minh quá, con khỏe quá đôi khi cũng có hại. Khi cha mẹ nói như vậy khiến trẻ nghĩ rằng họ có trí tuệ, thông minh bẩm sinh, khi gặp khó khăn trẻ sẽ dễ nản lòng và quay lại tự đặt câu hỏi về khả năng của mình 'nếu con thông minh như vậy tại sao lại không làm được, tại sao lại thất bại'.
Thay vào đó, cha mẹ tập trung vào việc hoan nghênh nỗ lực, quá trình làm của con chứ không chỉ là kết quả.
Dạy trẻ tôn trọng người lớn như thế nào cho đúng?
Khái niệm "tôn trọng người lớn tuổi" xuất phát từ quan điểm những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm sống mà người trẻ nên học theo. Các bậc cha mẹ coi đó là chuẩn mực trong việc dạy con cách cư xử.
Hoàng Dung (lược dịch)