Con gái 4 tuổi đẩy em ngã sấp mặt ngay bữa cơm, nguyên nhân thực sự khiến bà mẹ chết lặng

Với những gia đình đông con thì chuyện các con đánh nhau, xích mích tranh giành đồ chơi... xảy ra như cơm bữa. Vậy làm cách nào để cải thiện tình trạng này?

Gia đình chị Hoàng Hà (quận Long Biên, Hà Nội) sinh được 2 con gái, một bé 4 tuổi và một bé 2 tuổi. Hiện tại, hai bé ngày nào cũng xảy ra tình trạng đánh nhau và giành giật đồ chơi, thậm chí là những món đồ bỏ đi như chai lọ, vỏ bánh kẹo.

Ngay từ khi biết mình mang thai con thứ 2, chị Hà đã cố gắng giải thích, làm công tác tâm lý cho con đầu để mong con yêu thương em. Thế nhưng không hiểu sao cô chị vẫn tỏ thái độ "ghét" em ra mặt, chỉ cần bố mẹ không để ý là cô bé sẽ cắn, đẩy ngã hoặc ném đồ vật vào em nhỏ. Chị Hà vô cùng buồn lòng mỗi lần chứng kiến tình cảnh "trứng gà trứng vịt" chọi nhau.

Đỉnh điểm là vào bữa cơm tối hôm trước, chỉ vì giành nhau một cái thìa mà cô chị đẩy em ngã đập mặt xuống nền nhà, môi trên va phải vật cứng nên rách tứa máu. Lúc này chị Hà không giữ được bình tĩnh nên vớ cây đũa vụt mạnh vào mông con gái lớn một cái rồi mặc cô bé đứng gào khóc, còn mình thì đi rửa vết thương cho con thứ.

Sau khi sự việc giảm căng thẳng, chị Hà bắt đầu "hỏi tội" cô chị thì cô bé không những không nhận lỗi mà còn bảo "mẹ chỉ yêu em, em tranh thìa của con trước, mẹ đánh con...".

Mặc dù chị Hà tiếp tục giải thích cho con gái lớn về việc đẩy ngã em là sai nhưng trong thâm tâm chị cũng nhận ra rằng bản thân mình cũng có phần sai khi tức giận, đánh con như vậy. Nhìn vào đôi mắt tràn đầy sự ghen tị, bức xúc của con mà chị cảm thấy bất lực.

{keywords}
Ảnh minh họa

Dưới đây là một số mẹo thực tế mà cha mẹ nên sử dụng để ngăn chặn sự ghen tị giữa anh chị em trong nhà.

1. Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Các nhà tâm lý học cho rằng điều quan trọng là cha mẹ phải thừa nhận cảm xúc của trẻ. Là cha mẹ, bạn cần phải chấp nhận rằng những cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực cũng là của con. Trẻ có thể tức giận, ghen tị hay buồn bã. Cha mẹ nên thừa nhận và giải thích cho trẻ hiểu cảm xúc tiêu cực là bình thường và dạy con cách đối phó với cảm xúc tiêu cực.

2. Dành thời gian riêng cho con

Khi dành thời gian cho con, cha mẹ sẽ biết được chính xác khi nào anh chị em trở nên quá khích với nhau và khi nào con cảm thấy thiếu sự quan tâm của cha mẹ.

Nếu bạn nhận thấy một trong những đứa trẻ có biểu hiện ghen tị, cảm thấy chúng không được cha mẹ quan tâm đầy đủ, bạn có thể sắp xếp thời gian để tạo ra một buổi 'hẹn hò' riêng chỉ dành cho con.

3. Không so sánh các con

Cha mẹ tuyệt đối không nên so sánh hai anh chị em với nhau, so sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác. Điều này vô tình làm chia rẽ tình anh chị em, khiến con cảm thấy cha mẹ yêu đứa này nhiều hơn đứa kia. Cha mẹ nên có hành động cho thấy tính cá nhân của trẻ được coi trọng và yêu thương các con như nhau.

4. Làm con cười nhiều hơn

Tiếng cười có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nói chung. Tiếng cười có thể làm giảm mức độ lo lắng. Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ nên sử dụng công cụ này để đối phó với sự ghen tuông của anh chị em.

Khi một trong những đứa trẻ cảm thấy ghen tị, hãy chuyển sự chú ý của chúng bằng cách làm trò cười. Điều này giúp con bớt lo lắng, chuyển từ sự ghen tị sang sự thích thú.

5. Bỏ thành kiến về giới tính

Cha mẹ thường có xu hướng đối xử với con cái khác nhau dựa trên giới tính. Con gái thường được mong đợi sẽ nhẹ nhàng, nhút nhát, xinh đẹp, trong khi mong đợi con trai sẽ luôn mạnh mẽ, không khóc, dũng cảm ...

Tuy nhiên, khi con còn nhỏ hành động của cha mẹ như ngăn cản con trai chơi đồ chơi con gái hay không cho con gái chơi siêu nhân, ô tô, vô tình sẽ khiến con hiểu mình bị phân biệt và bắt đầu xuất hiện cảm giác ghen tị.

Giải pháp tốt nhất là cha mẹ nên để con trải nghiệm, chúng sẽ không cảm thấy ghen tị và dần dần sẽ tìm ra lựa chọn sở thích của bản thân.

6. Chia đều trách nhiệm

Khi anh chị em xảy ra xung đột, không thể có trường hợp chỉ một đứa có tội. Cả 'nạn nhân' và 'kẻ bắt nạt' đều phải đối mặt với hình phạt, chịu trách nhiệm về hành động của mình.

7. Cho con thấy có anh chị em là điều thật tuyệt

Để thúc đấy mối quan hệ anh chị em ngày càng tốt đẹp, cha mẹ có thể cho các con cùng trải nghiệm hoạt động giống nhau như đọc sách, xem phim về tình chị em. Cho con hiểu có anh chị em là điều tuyệt vời như thế nào. Ví dụ như bộ phim Frozen cũng là một trong những phim ca ngợi tình chị em.

Tranh cãi về cách nuôi dạy con 'siêu lười' của bà mẹ Mỹ 3 con: Ăn ngủ tùy ý, không cần tới trường học

Tranh cãi về cách nuôi dạy con 'siêu lười' của bà mẹ Mỹ 3 con: Ăn ngủ tùy ý, không cần tới trường học

Bị nhiều người gọi là "bà mẹ siêu lười", người phụ nữ 41 tuổi đến từ Connecticut, Mỹ đã lên tiếng đáp trả rằng: "Chỉ đơn giản vì tôi muốn các con tự lập và khôn lớn'.

Ngọc Khánh - Hoàng Dung

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !