Bố mẹ bao bọc biến tôi thành một chú “gà công nghiệp” rồi thả ra xã hội

Đến bây giờ, khi tốt nghiệp đại học ra trường tôi mới nhận ra chính việc giáo dục con cái theo kiểu ủ trong “lồng kính”, mục tiêu duy nhất là những tấm huy chương của bố mẹ đã vô tình biến tôi thành “gà công nghiệp”.

Bố mẹ tôi là một cặp vợ chồng hiếm muộn, sau 5 năm kết hôn và phải nhờ y học can thiệp mới có được cậu con trai đầu lòng là tôi. Chính vì thế, tôi được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” từ nhỏ cho đến lớn.

Nghe mẹ kể lại đến tuổi tập đi, tôi vẫn được bà nội vẫn ẵm trên tay, đơn giản chỉ vì mọi người sợ tôi té ngã.

Và rồi tôi cũng dần hiểu ra rằng vì sao tôi luôn bị mẹ cấm chơi với mấy đứa hàng xóm. Tuổi thơ của tôi là những ngày đứng trong sân nhìn đám trẻ hàng xóm với ánh mắt thèm thuồng, đám trẻ hàng xóm cùng nhau đá bóng quần áo bẩn lem nhem, cùng nhau chơi trò đuổi bắt còn tôi thì chưa từng được thế vì mẹ lúc nào cũng sợ tôi bị bẩn, sợ ngã đau và sợ bị bắt nạt.

Tôi có rất nhiều đồ chơi và muốn được cùng chơi với bạn hàng xóm nhưng mẹ không cho và nói rằng đó là những đứa trẻ bẩn, hư và sợ tôi cũng hư theo nên thi thoảng mới có một người bạn được mẹ tôi "duyệt" cho sang chơi cùng tôi.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tất nhiên vào tiểu học cho đến cấp THCS tôi cũng không ăn phải làm bất cứ việc gì, đi học có mẹ đưa đón, đúng giờ đến trường, hết giờ về nhà ngay cả việc nấu nướng hay rửa bát cũng có giúp việc làm thay.

Viêc duy nhất của tôi chính là học và mục tiêu là những cuộc thi và những tấm huy chương. Rồi khi tôi suýt xoa sung sướng khi bọn trẻ hàng xóm được tự gom nhặt giấy, nhựa, rác tái chế trong nhà để bán đồng nát lấy tiền mua kem thì mẹ tôi cấm.

Mẹ sợ tôi tiếp xúc với tiền sớm sẽ sinh "hư". Từ đó dẫn đến việc lên cấp 3 tôi vẫn không biết tiêu tiền, không có nhu cầu tiêu tiền và tất nhiên mua gì cũng là mẹ mua. 

Tôi học trường chuyên lớp chọn, được giảm tải một số môn để tập trung cho môn khác, tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp như một lẽ dĩ nhiên. Có những thời điểm việc đạt giải không còn là “kỳ tích” trời cho nữa mà trở thành một trách nhiệm, một việc hiển nhiên tôi phải làm. Lên đại học cũng thế và khi tốt nghiệp đại học, vào làm trong công ty tư nhân tôi mới thấy sự đáng sợ khi là một “con gà công nghiệp”.

Về chuyên môn tôi rất giỏi nhưng về giao tiếp, họp hành và trình bày ý kiến thì tôi đúng kiểu “nói không nên lời”. Hễ bị sếp gọi phát biểu là lúng túng, mồ hôi vã ra như tắm.

Đôi khi tôi làm việc nguyên tắc quá lại không được lòng anh em trong phòng, cũng chẳng vừa lòng sếp.

Cả cơ quan đi chơi, cùng thuê một biệt thự, cùng nhau nấu nướng, ăn uống vui vẻ thì tôi đứng loay hoay và không biết làm bất cứ thứ gì, thậm chí con nào là con ốc, con nào là con ngao tôi cũng không phân biệt được khiến đám sinh viên thực tập cười nghiêng ngả và tôi luôn được gọi với biệt danh “gà công nghiệp”.

Vì không được dạy về tiền và tiếp xúc với tiền nên khi đi làm, tôi có quãng thời gian rất bối rối về ranh giới giữa mong muốn và nhu cầu về tiền rồi có lúc tôi khổ sở khi phải lăn lộn kiếm tiền trong sự mâu thuẫn...

Đến bây giờ ngẫm lại tôi mới thấm thía rằng học giỏi là tốt nhưng chỉ biết học hoặc chỉ biết học giỏi thôi thì… cực xấu. Thật khó cho chúng ta khi vừa phải học giỏi vừa biết chơi giỏi, năng động, biết làm việc nhà. 

Hôm trước, tôi đi làm về, đi qua một ngôi trường cấp hai, chứng kiến câu chuyện của hai mẹ con tôi chỉ biết thở dài ngao ngán.

Lúc ấy khoảng 5h chiều, đường tắc, khi các phụ huynh đón con đứng tràn ra đường, tôi thấy một cậu nhóc vừa tan lớp với đôi mắt mệt mỏi uể oải xin mẹ mai cho nghỉ một buổi học thêm đi đá bóng với các bạn nhưng mẹ cậu bé nhẹ nhàng nói: “Con chỉ cần học giỏi thôi, còn lại tất cả việc đã có giúp việc, cố lên năm nay đạt giải học sinh giỏi thành phố mẹ thưởng lớn". Nghe vậy cậu bé chỉ biết thở dài đội chiếc mũ bảo hiểm và bước lên xe một cách chán nản.

Tôi nhìn thấy cậu bé này như một bản sao của mình cách đây chục năm về trước. Tại sao cha mẹ cứ có suy nghĩ phải học và học cứ không cần rèn luyện thể thao hay các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng để trưởng thành

Có lẽ vì những suy nghĩ kỳ quặc đó nên các bố mẹ gà đang luyện gà nòi, bao bọc, nuôi dạy những con gà ngô nghê để rồi cho ra đời những chú gà công nghiệp, những đứa con robot và cả các chiến binh thi cử, như tôi.

Bạn đọc Kỳ Linh

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !