Cô giáo hướng dẫn cách ‘giáo dục không đòn roi’ đối với học sinh tiểu học
Những thay đổi tâm lý và thể chất ở lứa tuổi tiểu học có thể gây khó khăn cho cha mẹ trong việc nắm bắt và nuôi dạy con.
Hãy làm theo lời khuyên từ các giáo viên dưới đây để tìm cho mình biện pháp phù hợp nhất trong giáo dục con ở tuổi tiểu học.
Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn chuyển từ thời thơ ấu sang niên thiếu - giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thế chất, trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ.
Đối với học sinh tiểu học, ngoài việc học mỗi ngày, điều mong muốn nhất là có thể làm được những điều mình muốn, tuy nhiên, đôi khi những điều học sinh tiểu học muốn làm chưa chắc đã là những điều mà bố mẹ cho phép.
Do đó, một số học sinh tiểu học sẽ bị cha mẹ học sinh khiển trách vì “không nghe lời”, thậm chí đôi khi có thể bị cha mẹ la mắng, đánh đập.
Một số học sinh tiểu học, để tránh bị đòn roi nên đã nói dối, điều này cũng sẽ gây khó khăn hơn cho việc giáo dục của cha mẹ.
Tại sao một số học sinh tiểu học vẫn thích nói dối và không nghe lời? Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Cha mẹ học sinh gây áp lực quá lớn cho con và kích thích tâm lý nổi loạn của học sinh
Một số phụ huynh muốn dạy dỗ con thành người xuất sắc về mọi mặt nên rất nghiêm khắc với trẻ. Nếu cha mẹ làm như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy “áp lực rất lớn”, điều này cũng kích thích sự nổi loạn của trẻ.
Đôi khi, các em cũng biết rằng không nghe lời và nói dối là những hành vi không tốt, nhưng để thể hiện sự không hài lòng của mình, một số học sinh vẫn cố tình làm điều này.
Giáo dục gia đình không đến nơi đến chốn, học sinh lơ là
Có một số cha mẹ thường bận rộn với công việc và họ cũng có thể lơ là trong việc dạy dỗ con. Những học sinh như vậy rất dễ bị các học sinh khác kích động, vì vậy dễ mắc chứng không nghe lời và nói dối.
Cha mẹ học sinh không nêu gương, dẫn đến học sinh “học theo gương xấu của cha mẹ”
Người ta cho rằng cha mẹ là người thầy tốt nhất đối với học sinh. Nhiều trường hợp học sinh nói dối là do học theo cha mẹ. Hoặc đơn giản nhất, cha mẹ hay hứa suông cho xong chuyện để con đỡ mè nheo. Điều này cũng sẽ hình thành lên tính cách không biết giữ lời ở trẻ.
Khi học sinh có hành vi ngỗ ngược, thích nói dối thì nhiều cha mẹ rất lo lắng, thậm chí tức giận. Vì vậy, đôi khi họ có thể làm một số hành vi quá khích như đánh đập, mắng mỏ học sinh.
Tuy nhiên, hành vi đó không những không hiệu quả trong việc giáo dục học sinh mà còn có thể phản tác dụng. Vì vậy, việc học để trở thành bậc cha mẹ thông minh là điều đặc biệt quan trọng.
Cụ thể cần phải làm những gì? Chúng ta hãy nghe những gì các giáo viên cấp cao đưa ra các cách dạy con hiệu quả sau đây:
Học cách lắng nghe và hiểu những gì con đang suy nghĩ
Điều này không chỉ khiến học sinh cảm thấy mình được tôn trọng mà còn khiến học sinh cảm thấy cha mẹ coi trọng mình nên sẵn sàng nói lên suy nghĩ của mình.
Kết bạn với con và nhận được sự tin tưởng của con
Cha mẹ học sinh nên học cách làm bạn với con và học cách giao tiếp bình đẳng với chúng, để mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên hài hòa hơn.
Hãy kiên nhẫn dạy dỗ, đừng vội chỉ trích
Không ai thích bị trách móc, đặc biệt là khi họ làm sai. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn hơn. Điều này không những làm cho không khí bớt căng thẳng, tạo sự gần gũi với con mà còn có thể dạy con đức tính kiên nhẫn, nhất là khi gặp khó khăn.
Cha mẹ học sinh nêu gương tốt cho học sinh
Là phụ huynh của một học sinh, bạn nên luôn chú ý đến điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, và noi gương cho con, để học sinh có thể trở nên tích cực và lạc quan hơn.
Trên đây là một số lời khuyên hữu ích về việc giáo dục con lứa tuổi tiểu học. Cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp này trong giáo dục con để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
Hạ Thảo
Dấu hiệu dậy thì ở bé gái và bé trai, khi nào là dậy thì sớm quá?
Các bác sĩ cho rằng giai đoạn trẻ dậy thì rất dễ "nổi loạn", nếu cha mẹ không kiên trì cùng con thì trẻ khó dậy thì thành công hơn.